Bản Đồ Zalo

Nguyên lý hoạt động Phanh ABS trên xe máy – Hướng dẫn chi tiết

Trang chủ » Blog » Báo Giá » Tin Tức » Nguyên lý hoạt động Phanh ABS trên xe máy – Hướng dẫn chi tiết

ABS là viết tắt của Anti-Lock Braking System, hệ thống chống bó cứng phanh. ABS được phát minh bởi Gabriel Voisin vào cuối những năm 1920 để giải quyết một số vấn đề ở hệ thống phanh của máy bay nhưng lại được áp dụng rộng rãi đầu tiên trong ngành công nghiệp ôtô. Phải mất khoảng 50 năm kể từ khi ABS được phát minh đến khi sử dụng trên hệ thống phanh hiện đại.

Hiện nay, ngoài môtô phân khối lớn thì các dòng xe phổ thông cao cấp cũng đã được trang bị ABS như Honda SH 150 Italy. Tại châu Âu, các xe sản xuất và bán ra từ 2016 có dung tích xi-lanh trên 125 phân khối bắt buộc phải có hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Cụ thể tại xe máy thì hệ thống chống bó cứng phanh ABS mới chỉ xuất hiện tại những model xe đời mới giá thành cao như Liberty, Madley, Sprint.

Cấu tạo phanh ABS

Vì là hệ thống phanh điện tử hiện đại cho nên ABS có cấu tạo khá phức tạp gồm một số bộ phận sau:

  • ECU điều khiển trượt (Electronic Control Unit) hay còn gọi là hộp đen. Bộ phận này cho khả năng xác định mức trượt giữa các bánh xe với bề mặt đường dựa vào các thông tin đầu vào thông qua hệ thống cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh.
  • Công tắc phanh: Có nhiệm vụ thông báo cho ECU biết khi nào người điều khiển xe đạp phanh và kết thúc việc đạp phanh.
  • Bộ chấp hành của phanh: Cho khả năng điều khiển áp suất thủy lực của các xylanh ở bánh xe nhờ tín hiệu đầu ra của hộp đen điều khiển trượt.
  • Cảm biến tốc độ: Giúp nhận biết tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến hộp đen điều khiển.
  • Cảm biến giảm tốc: Bộ phận này chỉ có ở một số loại xe cho biết mức giảm tốc của xe và truyền đến ECU. ECU sẽ xử lý và đưa ra những điều khiển cụ thể thích hợp.
  • Đèn báo táp lô: Khi ECU phát hiện hệ thống ABS gặp sự cố đèn sẽ phát sáng để thông báo.

Xem thêm:  Trung tâm dạy sửa chữa xe máy ở Hà Nội.

Phanh ABS liệu có nguy hiểm?

Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc Phanh ABS có làm mất đi niềm phấn khích, cảm giác thật khi lái xe hay không. Nhưng hầu hết những tay lái chuyên nghiệp đều trả lời là “không”. Bởi lẽ Phanh ABS chỉ kích hoạt khi lực phanh quá bất thường có thể gây nguy hại cho xe và chủ nhân, và đó chỉ là một sự kiện nhỏ trong toàn bộ cuộc hành trình, có khi không xảy ra nếu không rơi vào điều kiện xấu.

Khi lái xe qua những đoạn đường có nhiều cát sỏi. Phanh ABS có thể tham gia gây ra một vài rắc rối nhỏ bởi ECU sai lầm trong cách phân tích những thông tin về tốc độ, góc nghiêng…và kích hoạt khi xe chưa thực sự ở vào trạng thái nguy hiểm. Đối với những xe off-road khi cần di chuyển qua những cung đường có bề mặt thay đổi liên tục thì chỉ có hệ thống thắng ABS mới nhất là có thể áp dụng chính xác trong các trường hợp. BMW R1200GS Adventure hay KTM 1190 Adventure là những chiếc xe áp dụng loại Phanh ABS này.

Tuy hệ thống chống bó cứng phanh hỗ trợ người lái rất nhiều nhưng không phải là tuyệt đối. Vì thế việc nhiều tay lái non kinh nghiệm quá tin tưởng vào Phanh ABS và phó mặc an toàn cho công nghệ này là một sai lầm lớn. Quan trọng nhất vẫn là rèn luyện kỹ năng cho bản thân để xử lý các tình huống bất ngờ xảy đến trên đường.

Nguyên tắc hoạt động Phanh ABS

Vấn đề lớn nhất gặp phải khi trượt bánh là mất khả năng kiểm soát chỉ trong một phần nhỏ của một giây. Liệu bạn có thể vừa giữ xe thằng bằng, vừa phục hồi lực kéo của máy, đồng thời bánh xe vẫn đang trượt dài? Câu trả lời là có nhưng chỉ với những tay đua, drift môtô chuyên nghiệp trải qua rất nhiều tai nạn trong quá trình luyện tập. Với những tay lái “thường thường” thì điều đó là không thể.

Sự cần thiết của Phanh ABS thể hiện rõ nhất khi xe khó phanh, đường trơn ướt hoặc những tình huống phanh bất ngờ. Khi phanh gấp gây ra hiện tượng khóa bánh xe, tức là má phanh dính chặt vào đĩa phanh không cho bánh xe quay, làm mất độ bám dẫn đến tai nạn.

Vai trò của Thắng ABS là phát hiện ra tình huống phanh xấu trước ngay khi nó thực sự xảy ra căn cứ vào lực bóp phanh cũng như tốc độ quay của bánh. Khi ABS kích hoạt, hệ thống duy trì độ trượt của bánh với mặt đường trong giới hạn cho phép.

Có thể thấy cách hệ thống phanh ABS làm được tương ứng với cách xử lý tính huống của một tài xế chuyên nghiệp thực hiện khi hệ thống này chưa ra đời. Nếu với tốc độ bình thường, tài xế sẽ không thể phân biệt sự khác nhau giữa xe có lắp đặt hệ thống ABS và xe không lắp đặt. Bởi hệ thống này chỉ hoạt động khi tài xế thực hiện hành động phanh xe.

Xem thêm: Cẩm nang sử dụng dầu nhớt cho các dòng xe máy.

Cấu tạo hệ thống ABS trên ôtô

Hệ thống phanh ABS được cấu tạo bởi các bộ phận như: Cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển.

Cảm biến tốc độ ABS: Giúp hệ thống ABS nhận biết được các bánh xe có bị rơi vào tình trạng “bó cứng” hay không. Cảm biến ABS này thường được đặt ở trên mỗi bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy theo trường hợp.

Van thủy lực của hệ thống ABS: Đây là van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh. Có 3 vị trí của van thủy lực ABS cơ bản:

  • Van mở: Áp lực phanh tương đương áp lực của người lái lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến bánh xe.
  • Van khoá: Tăng áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
  • Van nhả: Làm giảm áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.

Bơm thuỷ lực của hệ thống phanh ABS: Có nhiệm vụ bơm và xả để thay đổi áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thuỷ lực.

Máy tính – hệ thống điều khiển phanh ABS: Có nhiệm vụ nhận dữ liệu và thông số từ các cảm biến tốc độ để tính toán và đưa ra các hiệu chỉnh về áp lực phanh tối ưu cho mỗi bánh.

Các loại phanh ABS trên xe ôtô

Trong quá trình phát triển hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng được cải tiến với nhiều thế hệ khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, ABS được chia thành 3 loại cơ bản:

  • ABS bánh sau (loại 1 kênh): loại này được sử dụng 1 cảm biến lắp cầu chủ động và 1 kênh điều khiển thuỷ lực cho 2 bánh sau. Loại này thường được dùng cho xe Van, xe tải nhẹ nhưng không quá phổ biển.
  • Loại 3 kênh: có thể có 3 hoặc 4 cảm biến tốc độ bánh xe, đối với loại có 3 cảm biến thì sử dụng 2 cảm biến tốc độ bánh xe phía trước và 1 cảm biến ở cầu chủ động sau và 3 kênh điều khiển thuỷ lực riêng biệt trong đó 2 kênh ra 2 bánh trước và 1 kênh chung cho 2 bánh sau.
  • Loại 4 kênh: sử dụng cảm biến tốc độ tại 4 bánh và có 4 kênh điều khiển thuỷ lực độc lập tới 4 bánh. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS này đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Những lưu ý khi dùng hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Khi dùng hệ thống chống bó cứng phanh ABS, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý sau đây:

  • Không chủ quan trong việc điều chỉnh tốc độ khi chạy và dùng phanh. Bởi hệ thống dù tốt đến mấy thì không phải trường hợp nào nó cũng hoạt động tốt 100%.
  • Bên cạnh đó, với những mẫu xe ô tô chưa được trang bị hệ thống này cùng không nên sử dụng bàn phanh quá mạnh và có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống phanh.
  • Không nhấp phanh quá nhiều: Khi bạn nhấp phanh quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của hệ thống chống bó cứng phanh. Và lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của phanh.
  • Không tăng tốc khi vào cua: Mặc dù hệ thống ABS khá nhạy bén và hiện đại. Nhưng với vận tốc quán tính thì chiếc xe cũng ít nhiều bị lệch tâm và di chuyển theo hương khác không theo ý muốn. Do vậy nên để đảm bảo an toàn tối đa. Hãy điều chỉnh tốc độ hợp lý khi di chuyển trên đường và đặc biệt là khi vào đường cua.

Trên đây là những thông tin về hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe ô tô và xe máy. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về về một trong những bộ phận an toàn trên xe để có thể sử dụng nó một cách an toàn hơn.


Thuê xe Honda Vision

Thuê xe tay ga honda Vision ưu đãi giá rẻ tiện ích cho giới trẻ

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ. Trong đa dạng các dòng xe máy, Honda Vision luôn là lựa chọn hàng đầu nhờ thiết kế đẹp mắt, bền bỉ và tiện nghi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu ...
Thuê xe honda Wave

Thuê xe honda Wave phù hợp với nhu cầu di chuyển của người dân đô thị

Việc lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp là vấn đề quan trọng đối với người dân đô thị. Trong bối cảnh giao thông ngày càng đông đúc, ùn tắc ở các thành phố lớn, xe máy là lựa chọn tối ưu nhất cho nhu cầu di chuyển nhanh chóng, linh hoạt và tiết ...
Thuê xe ga honda Sh tiết kiệm vận hành dễ dàng di chuyển

Thuê xe ga honda Sh tiết kiệm vận hành dễ dàng di chuyển

Thuê xe ga ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. So với mua xe, thuê xe ga có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm chi phí ban đầu: Không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua xe. Tiện lợi, linh hoạt: Có thể thuê trong thời gian ...
Thue xe may

Giá cho thuê xe máy các loại ở Hà Nội mới nhất

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, có dân số đông đúc và nhu cầu di chuyển cao. Do đó, nhu cầu thuê xe máy ngắn hạn ở Hà Nội rất lớn. Có rất nhiều cửa hàng, đại lý cho thuê xe máy mọc lên ở Hà Nội. Các khu vực tập trung nhiều ...
Những điều gì cần biết khi thuê xe máy tại Hà Nội

Những điều gì cần biết khi thuê xe máy tại Hà Nội?

Thuê xe máy đang là xu hướng phổ biến ở Hà Nội trong những năm gần đây. Với ưu điểm tiện lợi, linh hoạt và chi phí thấp, việc thuê xe máy ngày càng được nhiều du khách lựa chọn thay vì đi taxi hay bus. Theo thống kê, lượng xe máy cho thuê tại ...
Lựa chọn thuê xe máy Hà Nội

Lựa chọn nào là tốt nhất cho thuê xe máy ở Hà Nội?

Thủ đô Hà Nội là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh và hoạt động văn hóa. Để khám phá một cách trọn vẹn những điểm đến nổi tiếng như Phố cổ, Hồ Gươm, chùa Một Cột hay các làng nghề truyền thống, du khách thường ...