Bản Đồ Zalo

Hướng dẫn đi Chùa Hà cầu tình duyên: Lễ nghi, quy trình và kinh nghiệm

Trang chủ » Blog » Khám Phá » Cẩm Lang » Hướng dẫn đi Chùa Hà cầu tình duyên: Lễ nghi, quy trình và kinh nghiệm

Chùa Hà vốn nổi tiếng là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng tại Hà Nội. Vì thế, ngay từ những ngày đầu tháng đã có rất nhiều bạn trẻ đến thắp hương, hành lễ, cầu bình an và quan trọng hơn hết là cầu tình duyên.

Một trong những ngôi chùa thu hút các nam thanh nữ tú tìm đến nhất chính là ngôi chùa Hà. Rất nhiều bạn trẻ tìm đến chùa Hà với mục đích cầu Phật Thánh ban cho tình duyên thắm đỏ. Vậy bạn đã biết chùa Hà ở đâu chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm đến ngôi chùa này và khám phá những điều thú vị ở đây nhé!

Chùa Hà ở đâu?

Chùa Hà hiện nằm tại một con phố nhỏ tại đường Cầu Giấy, Hà Nội có tên là phố chùa Hà. Trước đây mảnh đất này thuộc làng Dịch Vọng hay còn gọi là làng Vòng.

Xem thêm: Những địa điểm vui chơi cuối tuần Hà Nội.

Đình – chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Nhất là cứ đến ngày sóc vọng (mùng 1 và 15 âm lịch) hàng tháng, đình chùa Hà chật ních người đến thắp hương lễ Phật cầu Thánh, trong ngoài chùa mù mịt khói hương Đặc biệt, trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên: trai gái đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu.

  1. Ngày 11 tháng 1 âm lịch kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành
  2. Ngày 12 tháng 8 âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng.
  3. Ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày vào đám cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, người khỏe của nhiều.

Để đi tới chùa Hà có rất nhiều tuyến xe bus như:

  • Tuyến 07: Cầu Giấy – Nội Bài.
  • Tuyến 16: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Mỹ Đình
  • Tuyến 20B: Cầu Giấy – Tam Hiệp.
  • Tuyến 20C: Cầu Giấy – Võng Xuyên.
  • Tuyến 26: Mai Động – SVĐ Mỹ Đình,
  • Tuyến 27: Bến xe Yên Nghĩa – Nam Thăng Long.
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đông Ngạc.
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 34: Bến xe Mỹ ĐÌnh – Bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 35: Trần Khánh Dư – Mê Linh
  • Tuyến 49: Trần Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II.

Lịch sử Chùa Hà

Vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự.

Cũng có truyền thuyết khác Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi.

Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại.

Chùa Hà cầu duyên có thiêng không?

Có rất nhiều câu chuyện cầu tình duyên toại nguyện tại chùa Hà được các đôi nam nữ kể lại trong hạnh phúc. Người thì vừa đi lễ về chỉ sau 1 tháng đã có người yêu. Người lại kể đi chùa Hà cầu duyên chỉ nửa năm sau thì lấy được người như ý. Có người dù đã chia tay nhưng còn vương vấn, sau khi làm lễ cầu duyên tại chùa Hà thì một thời gian ngắn sau đôi lứa quay về bên nhau mà kết tóc se tơ nên duyên vợ chồng. Hay dù chưa gặp được người như ý, nhưng bản thân người làm lễ cầu duyên tại chùa Hà cũng sẽ vơi bớt những nỗi khổ vì “tình”, cảm thấy được che chở, sớm mở lòng để có thể gặp được nhân duyên mới tốt lành.

Những câu chuyện, những lời cầu thành tâm được Phật Thánh chứng giám mà “se sợi chỉ đỏ” ban nhân duyên cho những người tình duyên còn chưa trọn vẹn. Chính vì lẽ đó, nếu bạn đang trong trạng thái “FA” thì hãy thành tâm soạn lễ mọn lòng thành tới cậy nhờ các vị Phật Thánh anh linh. Chỉ cần thành tâm và gom đủ nhân duyên, bạn sẽ được phù hộ để gặp được người như ý.

Dù không phải là nơi thờ Nguyệt lão (ông tiên coi quản việc nhân duyên) nhưng từ lâu chùa Hà đã được giới sinh viên truyền tụng là một nơi rất linh nghiệm trong việc cầu duyên. Đó là lý do để chùa Hà trở thành một ngôi chùa đặc biệt, khác với những ngôi chùa trên đất Hà thành.

Chùa Hà
Chùa Hà

Bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..
Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật.
Cẩn cáo

Sau khi khấn xong: Quan sát thấy cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian (ban ngày, hoặc buổi tối, hoặc ban đêm), niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật.

Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Những lưu ý khi đi chùa Hà

Chùa Hà là một nơi linh thiêng lên về cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đều phải có ý tứ.

Xem thêm bài viết: Khám phá Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội.

  • Tránh mặc váy tránh mặc đồ ren, tránh đi lễ khi đến ” kỳ “.
  • Tắt tiếng điện thoại trước khi vào Chùa, khi trong Chùa xin đừng nói tục, chửi bậy.
  • Tránh việc đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa, không chụp ảnh một cách vô ý thức. 
  • Khi đi chùa Hà làm lễ cầu xin tình duyên tốt nhất là hãy đi một mình, lễ cũng không cần phải soạn quá cầu kỳ, đơn giản là được, miễn sao phải thành tâm
  • Khi đi chùa nên ăn mặc nghiêm túc, kín đáo, áo dài tay, có cổ, quần dài. Nếu mặc váy thì phải mặc váy kín đáo, không hở hang, sexy và dài quá đầu gối. Áo có tay qua vai, quần dài đến mắt cá.
  • Chùa là nơi linh thiêng, không được buông lời báng bổ hay nói những điều không tốt.
  • Khi khấn vái nên khấn nhỏ, không khấn quá to, làm ồn đến mọi người xung quanhKhi đi chùa Hà cầu duyên nên chọn ngày lành. Vào ngày rằm hay mùng 1 đi chùa là tốt nhất nhưng những ngày này chùa khá đông nên sẽ khó mà làm lễ.

Đi bất cứ chùa nào cũng vậy và chùa Hà cũng chẳng ngoại lệ, quan trọng là các bạn phải “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn tin và gửi gắm tâm nguyên tới các đức Phật Thánh thì các ngài sẽ chứng giám cho tấm lòng thành của bạn mà giúp bạn hoàn thành ước nguyện.


Du lịch gần Hà Nội bằng xe máy: Khám phá những điểm đến hấp dẫn

Đi phượt là sở thích của hầu hết giới trẻ hiện nay. Đi phượt để khám phá, thích mạo hiểm, thỏa mãn đam mê, du lịch thậm chí là tìm "gấu" cho mình. Để giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm địa điểm vui chơi ở Hà Nội. Chúng tôi xin tổng ...

Địa điểm vui chơi cuối tuần dành cho sinh viên ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm thành phố của nước ta, không chỉ là nơi phát triển về mặt kinh tế mà về mặt vui chơi giải trí cũng rất để bạn cần phải quan tâm, khi bạn có cơ hội là sinh viên thì không được cho phép ở nhà, bạn hãy cùng những người ...

Hướng dẫn đi từ Hà Nội tới Tam Đảo nhanh nhất

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo. Nằm ...

Hướng dẫn đường từ Hà Nội đến Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A ...

Kinh nghiệm đi từ Hà Nội đến núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ để thử thách bản thân cũng như cắm trại dã ngoại, thư giãn dịp cuối tuần. Giờ hãy cùng cho thuê xe máy Văn Chính tìm hiểu kinh nghiệm đi núi Hàm Lợn để có sự chuẩn bị thật tốt nhé! Nếu ...

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa lâu đời tại Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước Việt hiện được bảo tồn và đón khách tham quan ngay trong lòng Hà Nội. Du lịch Thủ đô không thể không tới thăm khu di tích này. Là một trong những quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam, ...