Bản Đồ Zalo

Lịch sử văn hoá Hà Nội: Khám phá những di sản văn hóa độc đáo

Trang chủ » Blog » Khám Phá » Lịch sử văn hoá Hà Nội: Khám phá những di sản văn hóa độc đáo

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào.

Đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Lịch sử Hà Nội

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831.

Lịch sử Hà Nội
Lịch sử Hà Nội

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp 1887-1946 và của miền Bắc Việt Nam trước khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu.

Tọa độ địa lý Hà Nội

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:

  • Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
  • Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
  • Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)…

Hà Nội có bao nhiêu Quận, Huyện?

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. 55% dân số sống ở đô thị và 45% dân số sống ở nông thôn.

Quận huyện Hà Nội
Quận huyện Hà Nội

Bạn có từng thắc mắc không biết Hà Nội có bao nhiêu quận ? Từ sau đợi mở rộng địa giới hành chính mới nhất Hà Nội đã có sự thay đổi về số lượng quận, huyện. Hiện tại thì Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:

  • 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
  • 1 Thị xã: Sơn Tây
  • 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.

Hà Nội đã lọt top 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới sau lần hợp nhất này. Trong đó, 3 huyện Chương Mỹ, Sóc Sơn và Ba Vì có diện tích lớn nhất. Ngược lại, Ba Đình, Thanh Xuân và Hoàn Kiếm là 3 quận có diện tích nhỏ nhất.

Khi Hậu Hà Nội

Thời tiết Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. So với các tỉnh ở khu vực miền Trung và miền Nam, thì thủ đô Hà Nội có sự phân biệt rõ ràng hơn vào mùa nóng và mùa lạnh. Trong đó, mùa đông ở Hà Nội kéo dài từ khoảng tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau. Vào thời điểm này khí hậu thường lạnh khô, có thể diễn ra các đợt rét đậm xe kẽ những cơn mưa phùn kéo dài. Còn mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc giữa tháng 9, thời tiết vào mùa nóng thường khá nóng, ẩm và mưa nhiều.

Khí hậu Hà Nội được chia thành bốn mùa rõ rệt là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Sự chuyển biến về thời tiết cũng như sắc thái riêng từng mùa ở Hà Nội mang nét đặc trưng riêng biệt. Việc thay đổi về thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ tới việc du lịch Hà Nội, do vậy đa phần du khách trước khi lên kế hoạch cho chuyến du lịch Hà Nội đều quan tâm về những thông tin thời tiết và lựa chọn thời gian đi phù hợp.

Do vậy, mùa xuân được xe là thời điểm lí tưởng du lịch Hà Nội. Vào mùa hạ ở Hà Nội khá nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C. Tuy nhiên, cái nóng bức của mùa hạ sẽ được xoa dịu bởi những cơn mưa rào lớn Hà Nội sang thu, trời mát mẻ hơn và cũng bắt đầu se lạnh. Đến mùa đông, nhiệt độ trung bình trong ngày ở Hà Nội hạ thấp hơn, ở mức khoảng 18oC.

Văn Hoá Hà Nội

Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử, có tác động sâu sắc đến tinh thần của người dân.

Văn Hoá Hà Nội
Văn Hoá Hà Nội

Điều khiến Hà Nội đặc biệt, là bốn phương tụ hội mang theo những nền văn hóa khác nhau, khiến cho văn hóa nơi đây trở nên đa dạng phong phú và không đâu trên đất Việt Nam có nhiều làng văn hiến như Hà Nội. Những ngôi làng cùng với các kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rác khắp thành phố, khiến du khách thập phương vô cùng thích thú trước những giá trị văn hóa còn hiện hữu trong một thành phố sầm uất như Hà Nội.

Hà Nội không chỉ có văn hóa “phố”, mà còn cả văn hóa “làng” từ bao đời nay hội tụ thành những nét văn hóa thấm nhuần con người Hà Nội. Họ biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng giang đôi tay giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn hơn, ở họ có sự trọng tình, trọng nghĩa tiêu biểu cho phẩm chất con người Việt Nam. Khi đến đây rồi, nơi thủ đô nồng ấm luôn có những con người sẵn sàng giúp đỡ, chỉ đường, hướng dẫn tận tình cho bạn.

Dân số Hà Nội

Dân số Hà Nội trong 10 năm qua tăng thêm 1,6 triệu người, riêng khu vực nội thành tăng trên 1,3 triệu người, trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư. Theo Viện Dân số và các vấn đề xã hội, trung bình mỗi năm có khoảng 120.000 trẻ ra đời, cộng với tỷ lệ nhập cư về Hà Nội liên tục tăng khoảng 80.000 – 100.000 người/năm. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km².

Quận/Thị xã/HuyệnDiện tíchDân số
Ba Đình9.21243.200
Bắc Từ Liêm45.32333.700
Cầu Giấy12.32280.500
Đống Đa9.95422.100
Hà Đông49.64353.200
Hai Bà Trưng10.26311.800
Hoàn Kiếm5.29153.000
Hoàng Mai40.32443.600
Long Biên59.82294.500
Nam Từ Liêm32.19240.900
Tây Hồ24.39166.800
Thanh Xuân9.09286.700
Sơn Tây117.43151.300
Ba Vì423284.100
Chương Mỹ237.38332.800
Đan Phượng78164.200
Đông Anh185.62384.700
Gia Lâm116.71277.200
Hoài Đức84.93242.900
Mê Linh142.46228.500
Mỹ Đức226.25195.300
Phú Xuyên171.1212.500
Phúc Thọ118.63183.300
Quốc Oai151.13190.000
Sóc Sơn304.76341.100
Thạch Thất202.05207.000
Thanh Oai123.87206.300
Thanh Trì63.49266.500
Thường Tín130.41249.600
Ứng Hòa188.18205.300

Những điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội

Hà Nội là thủ đô hơn 1000 năm tuổi, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia).

Điểm du lịch Hà Nội
Điểm du lịch Hà Nội
  • Nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Thành cổ Hà Nội, Tháp Rùa nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm, Khu phố cổ Hà Nội, Ô Quan Chưởng, Thành Cổ Loa, Thăng long tứ trấn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Làng gốm cổ truyền Bát Tràng, Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng, Hỏa Lò, Nhà 48 Hàng Ngang, Nhà 5D Hàm Long.
  • Hà Nội có nhiều đền, chùa như: Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Chùa Trấn Quốc, chùa Non Nước, chùa Hương, Chùa Hoè Nhai, Chùa Láng, Chùa Liên Phái, Đền Ngọc Sơn, Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh, Đình Bát Tràng, Đình Kim Liên, Chùa Tĩnh Lâu, Phủ Tây Hồ, Đền Bạch Mã,…
  • Hà Nội cũng có nhiều Nhà thờ: Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Giáp Bát, Nhà thờ Tin lành (Ngõ Trạm), Nhà thờ Hồi Giáo Thánh đường Jamia Al Noor (Thánh đường Ánh Sáng), Thánh thất Cao Đài Thủ Đô. Những địa điểm du lịch vào buổi tối: Khu phố ẩm thực Hàng Buồm, Chợ Đồng Xuân, Phố Bia Tạ Hiện, Bến Hàn Quốc, Royal City, Time City, Nhà hát lớn Hà Nội.

Địa điểm du lịch nổi tiếng quận Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc và tây bắc giáp quận Ba Đình
  • Phía tây giáp các quận Ba Đình và Đống Đa
  • Phía nam giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng.

Quận Hoàn Kiếm có diện tích 5,29 km2, là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội. Là một quận trung tâm của Hà Nội, lịch sử quận Hoàn Kiếm gắn liến với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long – Hà Nội.

Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Đền Bà Kiệu
  • Ô Quan Chưởng
  • Đền Lý Quốc Sư
  • Chùa Bà Đá
  • Chùa Quán Sứ
  • Cầu Long Biên
  • Cầu Chương Dương
  • Chợ Hàng Da
  • Nhà tù Hỏa Lò
  • Tràng Tiền Plaza (Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp)
  • Rạp Công nhân
  • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
  • Ga Long Biên.
  • Bắc Bộ Phủ (Nhà khách Chính phủ)
  • Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường 19-8
  • Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)
  • Đền Ngọc Sơn
  • Tháp Rùa
  • Tháp Hòa Phong
  • Kem Tràng Tiền
  • Kem Hòa Bình
  • Bưu điện Hà Nội
  • Tượng đài Lý Thái Tổ
  • Nhà thờ Lớn
  • Chợ Đồng Xuân
  • Phố cổ
  • Chợ 19 tháng 12.

Khu Phố Cổ Hà Nội

Khu Phố cổ Hà Nội có phạm vi được xác định[1]: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Khu Phố Cổ Hà Nội
Khu Phố Cổ Hà Nội

Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ. Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc… 

Các điểm du lịch nổi tiếng quận Ba Đình

Tên gọi Ba Đình xuất phát từ chiến khu Ba Đình của cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra từ năm 1886 – 1887 hưởng ứng phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của các nhà cách mạng yêu nước là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và nhân dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.

Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: 

  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía đông nam giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía tây giáp quận Cầu Giấy
  • Phía nam giáp quận Đống Đa
  • Phía bắc giáp quận Tây Hồ.

Năm 1945 tên gọi Ba Đình được đặt cho vườn hoa ngã sáu phía sau vườn bách thảo, nơi này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

  • Phủ Chủ tịch
  • Hồ Trúc Bạch
  • Đền Quán Thánh
  • Hồ Hữu Tiệp
  • Chợ Long Biên
  • Chợ Châu Long
  • Công viên Thủ Lệ
  • Triển lãm Giảng Võ
  • Bến xe Kim Mã
  • Cung thể thao Quần Ngựa
  • Lotte Center Hà Nội
  • Đài Truyền hình Việt Nam
  • Nhà thờ Cửa Bắc.
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Quảng trường Ba Đình
  • Hội trường Ba Đình
  • Chùa Một Cột
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Cột cờ Hà Nội
  • Bảo tàng Quân đội
  • Bảo tàng Mỹ thuật
  • Hoàng thành Thăng Long
  • Công viên Lê Nin

Các điểm du lịch nổi tiếng quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng.
  • Phía tây giáp quận Đống Đa.
  • Phía tây nam giáp quận Thanh Xuân
  • Phía nam giáp quận Hoàng Mai
  • Phía bắc giáp quận Hoàn Kiếm.
Hai Bà Trưng.
Hai Bà Trưng.

Quận Hai Bà Trưng rộng lớn thu hút khách du lịch đến Công viên Thống Nhất, một không gian đô thị xanh mát được điểm tô với những lối đi bộ, điểm dã ngoại và Hồ Bảy Mẫu yên ả được nhiều người tìm đến để chèo thuyền. Cách đó không xa, Thủy cung Times City gây ấn tượng với đường hầm dưới nước đón nhiều lượt kháchđến xem những chú cá mập và cá đuối gai độc. Các nhà hàng sushi và nhà hàng Việt Nam nằm kế bên các quán karaoke và quán bar rượu vang bình dân, còn điểm mua sắm phong phú, đa dạng từ các cửa hàng thời trang địa phương đến các khu chợ truyền thống.

Các địa điểm nổi tiếng quận Hai Bà Trưng:

  • Vincom City Towers
  • Hồ Thiền Quang
  • Công viên Thống Nhất
  • Công viên Tuổi Trẻ
  • Chợ Hôm
  • Chợ Mơ
  • Chùa Liên Phái
  • Đình Đại
  • Chợ Giời (Hà Nội)
  • Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng
  • Bệnh viện 108
  • Bệnh viện Hữu Nghị
  • Sân vận động Bách Khoa
  • Cầu Vĩnh Tuy
  • Cảng Phà Đen
  • Cảng Hà Nội
  • Sông Kim Ngưu
  • Đền Hai Bà Trưng
  • Nhà máy Dệt 8-3
  • Times City
  • Nhà thờ Hàm Long
  • Chùa Đức Viên.
  • Ruby Plaza
  • Khu đô thị Đầm Trấu.
  • Khu đô thị Green Pearl Minh Khai.

Các điểm du lịch nổi tiếng quận Đống Đa

Địa bàn quận Đống Đa hiện nay nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên) huyện Thọ Xương và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Sau năm 1954, khu vực này gọi là khu phố Đống Đa.

Gò Đống Đa
Gò Đống Đa

Là một trong bốn quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, quận có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
  • Phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là phố Lê Duẩn.
  • Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
  • Phía tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch.

Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như hồ Ba Mẫu, hồ Kim Liên, hồ Xã Đàn, hồ Đống Đa, hồ Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.

  • Ga Hà Nội
  • Văn Miếu – Quốc Tử Giám
  • Gò Đống Đa
  • Chùa Bộc
  • Sân vận động Hàng Đẫy
  • Chùa Láng
  • Chùa Phúc Khánh
  • Đình Kim Liên
  • Công viên Thống Nhất
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Nhà thờ Hàng Bột
  • Nhà thờ Thái Hà.

Các điểm du lịch nổi tiếng quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc phần nội thành của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Long Biên.
  • Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm.
  • Phía nam giáp các quận Ba Đình, Cầu Giấy
  • Phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Tây hồ
Tây hồ

Quận được thành lập vào ngày 28 tháng 10 năm 1995 theo Nghị định số 69 – CP trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm, chuyển các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thành các phường có tên tương ứng.

  • Làng hoa Nghi Tàm
  • Làng đào Nhật Tân
  • Làng đào Phú Thượng
  • Hồ Tây
  • Chùa Bà Già
  • Phủ Tây Hồ
  • Công viên Hồ Tây
  • Hồ Quảng Bá
  • Chùa Tĩnh Lâu
  • Chùa Thiên Niên (Thiên niên cổ tự)
  • Chùa Vạn Niên
  • Chùa Tào Sách
  • Chùa Ức Niên
  • Đền Quán Thánh
  • Chùa Trấn Quốc
  • Nhà thờ Thượng Thuỵ
  • Nhà thờ An Thái

(Đi theo đường Lạc Long Quân từ Bưởi lên Nhật Tân lần lượt gặp:chùa Thiên niên- Chùa Vạn Niên- Chùa Tào Sách (Tảo Sách)

  • Trường Trung học phổ thông Chu Văn An.
  • Đê Yên Phụ với “Liên hiệp thịt chó” Nhật Tân.

Các điểm du lịch nổi tiếng quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội. Gắn liền với sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội trong một thiên niên kỷ qua, quận Thanh Xuân đang ôm chứa trong mình một di sản văn hóa vô cùng phong phú. Sự hiện diện của những di sản quý giá ấy đã minh chứng cho bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của mảnh đất cửa ngõ phía Tây Nam Kinh thành Thăng Long – Hà Nội xưa.

Thanh Xuân
Thanh Xuân

Địa giới hành chính quận:

  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía Tây Nam giáp quận Hà Đông
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
  • Phía Bắc giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy.

Là vùng đất địa linh nhân kiệt, tụ khí anh hoa, quận Thanh Xuân trở thành một trong những trung tâm, cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa, để rồi từ đây, tinh hoa văn hóa ấy lại được truyền tỏa đến mọi miền của đất nước.

  • Khu vui chơi Royal City.
  • Khu vui chơi trẻ em Smart kids playground.
  • Bể bơi Star City.
  • Chùa Tam Huyền.
  • Quán Ăn Chợ Tình Sapa.
  • Công Viên Thanh Xuân.
  • Đình Phương Liệt ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân Hà Nội 
  • Thờ Tích Lịch đại vương Phạm Tích là Tướng nhà Đinh (3 anh em ông, Một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành đã cùng theo giúp Đinh Tiên Hoàng lập được nhiều công lớn.

Các điểm du lịch nổi tiếng quận Cầu Giấy

Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).

Cầu Giấy
Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các quận Ba Đình, Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch
  • Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía nam giáp quận Thanh Xuân
  • Phía bắc giáp các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập các thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô và tách một phần diện tích xã Cổ Nhuế) thuộc huyện Từ Liêm. Các điểm du lịch cầu giấy dưới đây:

  • Công viên Cầu Giấy
  • Chùa Hà
  • Khu vui chơi Funny City
  • Bể bơi bốn mùa trong nhà
  • Bảo tàng dân tộc
  • Rạp chiếu phim BHD Star Cineplex
  • KeangNam 72.

Vị trí địa lý quận Hà Đông

Quận Hà Đông nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội. Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh nhất của thành phố.

Hà Đông
Hà Đông

Thời nhà Nguyễn quận Hà Đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ. Hiện vẫn còn chợ Cầu Đơ và đình làng Cầu Đơ.

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội và là cửa ngõ phía tây nam của thủ đô. Quận nằm tại nơi giao nhau của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và tỉnh lộ 70A. Quận Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của Quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và đi các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. 

  • Phía đông giáp huyện Thanh Trì
  • Phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân
  • Phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía tây giáp các huyện Hoài Đức, Quốc Oai
  • Phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ
  • Phía nam giáp huyện Thanh Oai.

Vị trí địa lý quận Từ Liêm

Trước khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội vào năm 2008, huyện Từ Liêm là cửa ngõ phía Tây của thủ đô, nhưng hiện hay thì dường như nằm ở trung tâm của Hà Nội mở rộng. Đầu năm 2014, huyện Từ Liêm giải thể để thành lập hai quận mới thuộc thành phố Hà Nội là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.

  • Trước khi giải thể huyện Từ Liêm có diện tích 75,32 km², dân số năm 2010 là 550.000 người, mật độ dân số đạt 7.302 người/km².
  • Phía Đông giáp các quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân
  • Phía Tây giáp các huyện Hoài Đức, Đan Phượng
  • Phía Nam giáp quận Hà Đông
  • Phía Bắc giáp huyện Đông Anh.

Tên huyện Từ Liêm được đặt năm Vũ Đức thứ 4 (621) thời thuộc nhà Đường, thuộc Từ Châu (sau đổi là Nam Từ Châu, gồm 3 huyện: Từ Liêm, Ô Diên và Vũ Lập). Đường thư, Địa lý chí giải thích: đặt tên huyện Từ Liêm vì có sông Từ Liêm. Thực ra, 2 chữ Từ Liêm là cách phiên âm địa danh Chèm.

Thời Lý-Trần đặt lại huyện Từ Liêm thuộc phủ Đông Đô. Thời thuộc Minh đặt thuộc phủ Giao Châu. Nhà Lê đặt thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ Liêm trước năm 1831 là một huyện thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đặt thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội (nay là huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và phần phía nam huyện Hoài Đức, một phần huyện Đan Phượng).

Các điểm du lịch nổi tiếng ở Gia Lâm

Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía đông ngoài cùng của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Huyện có địa giới hành chính:

  • Phía đông giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía đông nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
  • Phía tây giáp quận Hoàng Mai
  • Phía tây bắc giáp quận Long Biên
  • Phía nam giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
  • Phía tây nam giáp huyện Thanh Trì
  • Phía bắc giáp thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gia Lâm
Gia Lâm

Huyện Gia Lâm được phân ra làm ba khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống gồm:

  • Cụm Bắc Đuống: thị trấn Yên Viên và các xã: Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu, Yên Viên.
  • Cụm Nam Đuống: thị trấn Trâu Quỳ và các xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.
  • Cụm Sông Hồng: Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức.

Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng – hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam.

  • Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm
  • Đình Bát Tràng ở xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
  • Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm);
  • Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).

Vị trí địa lý Đông Anh

Huyện Đông Anh trước kia là một phần huyện Kim Hoa (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), thuộc phủ Bắc Hà và huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Từ năm 1831 đến năm 1901, đất huyện Kim Hoa (Kim Anh) thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Đông Anh
Đông Anh

Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía đông bắc giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía đông nam giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm với ranh giới là Sông Đuống
  • Phía nam giáp các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm với ranh giới là sông Hồng.
  • Phía tây giáp huyện Mê Linh
  • Phía tây nam giáp huyện Đan Phượng
  • Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn.

Một số địa điểm du lịch trên địa bàn huyện:

  • Địa đạo Nam Hồng.
  • Cung văn hoá Đông Anh, bảo tàng Đông Anh.
  • Sân vận động Đông Anh.
  • Khu di tích Quốc gia đặc biệt thành cổ Cổ Loa cùng với đền An Dương Vương, đình Cổ Loa, Am Mị Châu, đền thờ Cao Lỗ, nhà triển lãm Cổ Loa, đền thờ Quan Trấn Nam,..
  • Đền Sái thờ Huyền thiên Trấn Vũ (xã Thụy Lâm)
  • Nhà thờ thôn Đại Bằng
  • Đình Đào Thục – Chùa Thánh Phúc (Đào Thục) – Làng múa rối nước Đào Thục.
  • Sân golf Vân Trì cạnh đầm Vân Trì
  • Công viên Cầu Đôi
  • Vườn hoa Trung tâm
  • Xưởng phim Cổ Loa
  • Chùa Tó, đình Tó, chùa Linh Thông, đình Dục Nội, đình Gia Lộc,…
  • Công viên Kim Quy (xã Vĩnh Ngọc).

Vị trí địa lý Sóc Sơn

Sóc Sơn giáp thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên về phía bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông và đông bắc, về phía tây bắc giáp thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và phía nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội.

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 25km về phía bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận:

  • Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp huyện Đông Anh và huyện Mê Linh
  • Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Trong lịch sử phong kiến, vùng đất Sóc Sơn ngày nay xưa là khu vực nằm giữa 2 cố đô xưa Phong Châu và Cổ Loa thuộc cương vực Hà Nội thời tiền Thăng Long, nổi tiếng bởi sự tích Thánh Gióng về trời tại núi Sóc. Sau thời kỳ bắc thuộc đến thời kỳ các triều đại phong kiến tự chủ Việt Nam, khu vực này 1 phần thuộc trấn, phủ Thái Nguyên. Đến thời Pháp thuộc, vùng đất này lại thuộc tỉnh Phù Lỗ, bao gồm cả Vĩnh Phúc ngày nay.

Vị trí địa lý huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây), huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên (phía Đông), huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín (phía Nam). Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng.

Thanh Trì
Thanh Trì.

Là một vùng đất cổ nằm ở phía nam kinh đô, Thanh Trì có bề dày phát triển và truyền thống văn hóa đặc sắc. Bên cạnh hệ thống văn vật phong phú còn lưu giữ được với 56 cụm di tích và di tích, 2 tượng đài, đài tưởng niệm được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng, văn hoá nghệ thuật, nơi đây còn là quê hương của rất nhiều danh nhân văn hóa đất nước và cũng là nơi nức tiếng với nhiều sản vật nức tiếng xưa nay.

Thế kỷ X, sứ quân Nguyễn Siêu chiếm đóng Tây Phù Liệt, khai khẩn đất hoang tạo nên một thế lực quân sự mạnh và phát triển thành một trong 12 sứ quân. Đến thời thuộc Minh, không muốn dân chúng nhớ lại tên Thăng Long, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đổi tên kinh đô nước Việt thành Đông Quan và Long Đàm cũng bị đổi theo thành Thanh Đàm (đầm nước trong) thuộc châu Phúc Yên. Sang thời Lê Thế Tông (1573 – 1591), để kiêng húy tên vua, vùng đất này được đổi tên lần nữa thành Thanh Trì và tên gọi này được sử dụng đến tận ngày nay.

Vị trí địa lý huyện Ứng Hoà

Nhìn chung, địa hình của Ứng Hòa tương đối bằng phẳng. Sông Đáy là phân giới tự nhiên phía tây của huyện, đồng thời cũng là giao tuyến phân chia địa hình núi đá vôi với đồng bằng chiêm trũng. Hồng Quang thì có một thôn nằm trong vùng địa hình núi đá vôi.

Ứng Hòa có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh tưới tiêu cho hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Nguồn nước được lấy từ hai con sông chảy qua huyện là sông Đáy và sông Nhuệ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây 2 sông này đã bị ô nhiễm nguồn nước do các công trình công nghiệp thải trực tiếp ra sông, đặc biệt là sông Nhuệ.

Địa giới hành chính:

  • Phía bắc giáp các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai
  • Phía nam giáp thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
  • Phía tây giáp huyện Mỹ Đức
  • Phía đông giáp huyện Phú Xuyên.

Huyện Ứng Hòa nguyên là phủ Ứng Thiên đời nhà Lê thuộc trấn Sơn Nam. Năm Gia Long thứ 13 (năm 1814) phủ Ứng Thiên đổi tên là phủ Ứng Hòa. Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), khi tỉnh Hà Nội được thành lập, Ứng Hòa là một trong bốn phủ của tỉnh Hà Nội. Phủ Ứng Hòa gồm các huyện Sơn Minh sau đổi thành Sơn Lãng, Chương Đức (sau đổi thành Chương Mỹ), Thanh Oai và Hoài An.

Vị trí địa lý huyện Thường Tín

Thường Tín là một huyện nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Thị trấn Thường Tín là trung tâm của huyện Thường Tín, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các xã Mễ Sở, Thắng Lợi, huyện Văn Giang và giáp các xã Tân Châu, Tứ Dân, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là sông Hồng
  • Phía nam giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía tây giáp huyện Thanh Oai, ngăn cách bởi sông Nhuệ
  • Phía bắc giáp huyện Thanh Trì.
  • Phía bắc giáp xã Văn Bình
  • Phía đông giáp xã Hà Hồi
  • Phía nam giáp xã Quất Động
  • Phía tây giáp xã Văn Phú.

Thường Tín nguyên là tên của một phủ thuộc Trấn Sơn Nam từ thời Lê đến thời nhà Nguyễn. Thời đó Phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội, sau thuộc tỉnh Hà Đông. Phủ Thường Tín bấy giờ bao gồm các huyện: Thanh Trì, Thượng Phúc (là Thường Tín ngày nay), Phú Xuyên.

Huyện Thường Tín đã có nhiều di chỉ khảo cổ học của thời ký đồ đá mới, thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Tình cờ, trong quá trình sản xuất người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những hiện vật gồm 21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngôi mộ bên dòng sông Kim Ngưu.

Vị trí địa lý huyện Ba Vì

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, huyện nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 50km về phía tây. Vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thị xã Sơn Tây
  • Phía đông nam giáp huyện Thạch Thất
  • Phía đông bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), ranh giới là sông Hồng.
  • Phía tây giáp các huyện Tam Nông và Thanh Thủy(tỉnh Phú Thọ), ranh giới là sông Đà
  • Phía nam giáp thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình)
  • Phía bắc giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), ranh giới là sông Hồng.
Ba Vì
Ba Vì

Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại xã Tản Hồng, đối diện với thành phố Việt Trì).

Các điểm cực:

  • Cực Bắc là xã Phú Cường.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ.
  • Cực Nam là xã Khánh Thượng.
  • Cực Đông là xã Cam Thượng.

Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy.

Vị trí địa lý huyện Chương Mỹ

Huyện Chương Mỹ nằm ở hướng Tây Nam thủ đô Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 15 km. Huyện có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn). Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa.

Huyện nằm giữa rìa phía Tây Nam Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oaivới ranh giới tự nhiên là sông Đáy
  • Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía nam giáp các huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa
  • Phía bắc giáp huyện Quốc Oai.

Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu… phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Yên Khê, chùa Nghiêm Kính Tự, chùa Trấn Bắc Phương (thuộc thôn Yên Khê, xã Đại Yên), đình Yên Duyệt, đình Tốt Động, đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn, đình Ba (thôn Lễ Khê), chùa Khâu Lăng (xã Hồng phong), chùa Thiên Sơn Tự (thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình).

Đình Trung Tiến, đình Nghè, đình Thướp, đình Hồng Thái, đình Kỳ Viên, chùa Trung Tiến (thuộc xã Trần Phú)… hầu hết đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn. Các đình, chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân (tháng 1, tháng 2 âm lịch).

Vị trí địa lý huyện Phúc Thọ

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km về phía tây, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy, của hệ thống sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp thị xã Sơn Tây
  • Phía nam giáp huyện Thạch Thất
  • Phía đông nam giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức
  • Phía đông giáp huyện Đan Phượng.
Phúc Thọ
Phúc Thọ

Ranh giới phía đông của huyện với các huyện Đan Phượng và Hoài Đức, gần như chính là con sông Đáy, tên cổ là con sông Hát, là phân lưu của sông Hồng. Về phía bắc, sông Hồng là ranh giới của huyện, mà tính từ đông sang tây gồm có: Mê Linh (ở góc phía đông bắc), các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc (ở phía bắc), Vĩnh Tường (ở góc phía tây bắc). Góc phía đông bắc huyện, trên ranh giới với các huyện Mê Linh và Đan Phượng, tại vị trí các xã Vân Hà, Vân Nam và Hát Môn, huyện có cửa Hát Môn, vốn là ngã ba sông phân lưu nước sông Hồng vào sông Đáy.

Với bề dày lịch sử lâu đời, ngay từ xa xưa, các thế hệ cư dân Phúc Thọ đã góp phần vào quá trình hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ cũng như mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Qua những di tích, di vật lịch sử – văn hóa đã chứng minh Phúc Thọ là cái nôi của truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên.

Vị trí địa lý huyện Đan Phượng

Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình là 6-8m. Đan Phượng nằm tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội.

  • Phía đông giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm
  • Phía nam giáp huyện Hoài Đức
  • Phía tây giáp huyện Phúc Thọ
  • Phía bắc giáp huyện Mê Linh.

Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình từ 6-8m.

Vị trí địa lý huyện Hoài Đức

Hoài Đức nằm trong một miền đất cổ, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm, là một trong những địa bàn sinh tụ chính của cư dân Văn Lang thời dựng nước. Hoài Đức còn là đất sinh ra và nuôi dưỡng nhiều nhân tài, là niềm tự hào của quê hương, đất nước. “Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót”. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, huyện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng.

Hoài Đức
Hoài Đức

Huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm
  • Phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Phúc Thọ
  • Phía Nam quận Hà Đông và huyện Quốc Oai
  • Phía Đông giáp các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm.

Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Sông Đáy chảy qua phía tây huyện, tạo thành ranh giới với các huyện Phúc Thọ và Quốc Oai.

Công trình kiến trúc, di tích du lịch huyện Hoài Đức:

  • Chùa Tổng La Phù
  • Quán Giá
  • Quán Linh Tiên
  • Tượng đài Sấu Giá
  • Chùa giáo
  • Lăng quận công Phạm Mẫn Trực
  • Lăng quận công Phạm Đôn Nghị
  • Đình Kim Hoàng
  • Chùa, Đình, Quán Lại Yên
  • Đình Tiền Lệ
  • Chùa Hương Trai

Vị trí địa lý huyện Mê Linh

Huyện Mê Linh có tuyến đê sông Hồng dài 19km và một vùng đất rộng, trù phú có thể phát triển tuyến du lịch sinh thái phục vụ du khách những ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài còn có những địa điểm tham quan nổi tiếng như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa Xuân. Mê Linh là một huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Huyện Mê Linh giáp sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng và trước đây là một huyện cực bắc của thành phố từ năm 1979 đến năm 1991.

Mê Linh là huyện mới được nhập vào thành phố Hà Nội kể từ ngày 1/8/2008. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn.

Mê Linh là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất đai có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê sông Hồng, tiểu vùng trũng.

Vị trí địa lý huyện Mỹ Đức

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía tây nam Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 52 km theo đường Quốc lộ 21B.

Địa giới hành chính huyện Mỹ Đức:

  • Phía đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh giới là sông Đáy
  • Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ
  • Phía tây giáp các huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía tây nam giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
  • Phía đông nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Đây là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ. phía nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến.

  • Khu du lịch hồ Quan Sơn và nhiều hang động đẹp, đền, chùa mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như chùa Hàm Rồng, chùa Cao,…
  • Khu thắng cảnh chùa Cao (Chùa hàm rồng…), nằm ở rìa phía tây huyện, ở địa phận xã Hồng Sơn, giáp ranh giới với huyện Kim Bôi.
  • Khu di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội là nơi Đinh Bộ Lĩnh từng về tuyển quân lính để đánh dẹp loạn 12 sứ quân.

Vị trí địa lý huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 40 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía tây giáp huyện Ứng Hòa
  • Phía nam giáp thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Phía bắc giáp huyện Thường Tín.

Các di lịch sử lịch huyện Phú Xuyên

  • Di tích Quang Lãng ở Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội gồm các đền, đình, miếu, lăng mộ ở các làng thuộc địa bàn xã Quang Lãng thờ Lục vị đại vương (6 anh em trai là Nguyễn Vật, Nguyễn Lôi, Nguyễn Quảng, Nguyễn Quán, Nguyễn Linh, Nguyễn Lặc có công giúp vua Đinh Tiên Hoàngdẹp loạn 12 sứ quân.
  • Đình Mễ ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Đình Mai Xá ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Đình Sảo Thượng ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội thờ Nguyễn Vật – hiệu Hiển Vật đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt, Đạo quân của ông Nguyễn Vật đã tiến về Trường Châu đánh thắng sứ quân Trần Hồ.

Vị trí địa lý huyện Quốc Oai

Huyện Quốc Oai cách trung tâm thành phố khoảng 20 km.

  • Phía Đông giáp Huyện Hoài Đức và quận Hà Đông
  • Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ
  • Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Thạch Thất
  • Phía Tây Nam giáp các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Quốc Oai
Quốc Oai

Quốc Oai nổi tiếng với Chùa Thầy, nơi hàng năm có hàng ngàn du khách khắp mọi nơi tới vãn cảnh, với câu nói “Chuông Cấn, Bút Than,Gan Dương Cốc, Nón Mỹ” (Nghĩa là: Chuông lớn ở Chùa Cấn Hữu, học giỏi ở Ngọc Than, anh hùng lì lợm ở Dương Cốc và nơi làm nón đẹp phải kể đến Phú Mỹ). Chùa Thầy có món thịt dơi nổi tiếng. Sách “Sơn Tây tứ dị” – tức Sơn Tây có 4 vật lạ, trong 4 vật lạ ấy Quốc Oai có tới 3 (Cá chép ở Cấn Xá, Dơi ngựa ở Sài Sơn, Cua đồng ở Khánh Hiệp).

Quốc Oai có đình So là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, thờ tam vị đại vương theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Đình So ở xã Cộng Hòa, Quốc Oai Hà Nội là một trong những di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất của xứ Đoài. Đình thờ 3 anh em họ Cao có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình So đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Vị trí địa lý huyện Thạch Thất

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ 20o58’23’’ đến 21o06’10’’ vĩ độ bắc từ 105o27’54’’ đến 105o38’22’’ kinh độ đông.

Huyện có địa giới hành chính:

  • Phía đông và phía bắc giáp huyện Phúc Thọ
  • Phía tây giáp thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình)
  • Phía tây bắc giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì
  • Phía tây nam giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)
  • Phía nam và đông nam giáp huyện Quốc Oai.

Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10 m đến hơn 15 m. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 – 50 cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: bên bờ trái sông tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

Vị trí địa lý huyện Thanh Oai

Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc và phía tây bắc giáp quận Hà Đông với ranh giới là Sông Nhuệ.
  • Phía tây giáp huyện Chương Mỹ với ranh giới là Sông Đáy
  • Phía tây nam giáp huyện Ứng Hòa
  • Phía đông nam giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía đông giáp huyện Thường Tín.

Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 142,31km2.

Thanh Oai ngày xưa là một vùng với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, tương Cự Đà, giò chả Ước Kễ, gạo bồ nâu Thanh Văn, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên. Làng Bình Đà, xã Bình Minh ngày xưa nổi tiếng cả nước với nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy.

Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông), điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Bình Đà, Cao Viên, Thanh Cao. Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, Đền Nội – Đình Ngoại Bình Đà v.v…


Du lịch gần Hà Nội bằng xe máy: Khám phá những điểm đến hấp dẫn

Đi phượt là sở thích của hầu hết giới trẻ hiện nay. Đi phượt để khám phá, thích mạo hiểm, thỏa mãn đam mê, du lịch thậm chí là tìm "gấu" cho mình. Để giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm địa điểm vui chơi ở Hà Nội. Chúng tôi xin tổng ...

Địa điểm vui chơi cuối tuần dành cho sinh viên ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm thành phố của nước ta, không chỉ là nơi phát triển về mặt kinh tế mà về mặt vui chơi giải trí cũng rất để bạn cần phải quan tâm, khi bạn có cơ hội là sinh viên thì không được cho phép ở nhà, bạn hãy cùng những người ...

Hướng dẫn đi từ Hà Nội tới Tam Đảo nhanh nhất

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo. Nằm ...

Hướng dẫn đường từ Hà Nội đến Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A ...

Kinh nghiệm đi từ Hà Nội đến núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ để thử thách bản thân cũng như cắm trại dã ngoại, thư giãn dịp cuối tuần. Giờ hãy cùng cho thuê xe máy Văn Chính tìm hiểu kinh nghiệm đi núi Hàm Lợn để có sự chuẩn bị thật tốt nhé! Nếu ...

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa lâu đời tại Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước Việt hiện được bảo tồn và đón khách tham quan ngay trong lòng Hà Nội. Du lịch Thủ đô không thể không tới thăm khu di tích này. Là một trong những quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam, ...