Bản Đồ Zalo

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa lâu đời tại Hà Nội

Trang chủ » Blog » Khám Phá » Cẩm Lang » Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa lâu đời tại Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước Việt hiện được bảo tồn và đón khách tham quan ngay trong lòng Hà Nội. Du lịch Thủ đô không thể không tới thăm khu di tích này.

Là một trong những quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam, biểu tượng của nền giáo dục Việt Nam qua hàng thế kỷ, Văn Miếu Quốc Tử Giám hứa hẹn sẽ là điểm tham quan vô cùng hấp dẫn. Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đâu? Đến đây sẽ được tham quan những gì? Cùng Cho thuê xe máy Văn Chính tìm hiểu nhé!

Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Nếu như lúc đầu công trình được xây lên chỉ với mục đích là nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho như Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối và là chỗ học của con vua thì tới năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập bên cạnh trở thành trường đại học đầu tiên của nước Việt, dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc.

Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đây là công trình mang tính đột phá, được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân. Đồng thời, đây cũng là nơi tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, các lớp học ở Quốc Tử Giám bắt đầu được mở ra vào năm 1076. Học trò tại Quốc Tử Giám được gọi là giám sinh. Đây là những sĩ tử đã đỗ kì thi Hương, vượt qua kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ. Các giám sinh vào Quốc Tử Giám học tập, nghe giảng và làm văn để chuẩn bị thi Hội, thi Đình.

Nhà Thái học ngày nay trong khu Quốc Tử Giám ngày xưa chính là nơi các giám sinh học tập, bình văn học. Vì thế, đây được coi là trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sản sinh ra hiền tài cho đất nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám không thờ thần, thờ thánh nhưng nó vẫn vô cùng linh thiêng. Ba người được thờ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là 3 vị vua anh minh có công trong việc hình thành và phát triển nơi đây.

Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu Hà Nội?

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, được bao bọc bởi bốn tuyến phố chính của quận Đống Đa là phố Nguyễn Thái Học, phố Tôn Đức Thắng, phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám. Cổng chính của Văn Miếu Quốc tử Giám nằm tại số 58, phố Văn Miếu.

Quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám có ba khu vực chính gồm Hồ Văn, Vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Vừa bước vào khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách sẽ gặp ngay Hồ Văn hay còn gọi là Hồ Minh Đường.

Giở mở cửa tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám có hai khung giờ khác nhau. Vào mùa xuân hè (từ ngày 15/4 đến ngày 15/10), Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa từ 7 giờ 30 đến 18 giờ. Vào mùa thu đông (từ 16/10 đến ngày 14/4 năm sau) Văn Miếu mở cửa từ 8 giờ đến 18 giờ.

Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám là 30.000 đồng/lượt. Áp dụng giảm 50% giá vé cho các đối tượng: người cao tuổi (trên 60 tuổi), người khuyết tật nặng, người ở các xã vùng sâu vùng xa, người có công với cách mạng, học sinh – sinh viên từ 15 tuổi trở lên. Miễn phí vé tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Để đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Du khách có thể đi xe buýt công cộng, xe taxi hay thuê xe máy tự lái.

Thiết kế Văn Miếu Quốc Tử Giám

Qua cửa Đại Thành Môn là đến khu thứ tư. Một cái sân rộng lát gạch vuông Bát Tràng, hai bên là hai dãy nhà tả vu và hữu vu, xưa thờ các danh nho trong đó có Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Cuối sân là nhà đại bái và hậu cung, bên trái có chuông “Bích Ưng đại chung” (chuông lớn của trường Giám) do Nguyễn Nghiễm (cha của Nguyễn Du) đúc năm 1768, bên phải có tấm khánh đá, mặt trong đề hai chữ “Thọ Xương” (vốn ở văn chỉ huyện Thọ Xương mới chuyển về đây năm 1954).

Khu thứ năm sau nhà hậu cung là trường Giám, là nơi học tập của các thí sinh thời Lê. Đến đời Nguyễn, Quốc Tử Giám chuyển vào Huế thì nơi này là đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1946, giặc Pháp đã đốt trụi khu vực này, nay chỉ còn trơ hai nền cũ. Trước sân còn có bốn cột trên có bốn cái nghiên mực bằng đá có khắc chữ “Thái Học đường nghiên”. Chữ khắc-trên nghiên ở mỗi nghiên khác nhau theo lối chữ chân, lệ, tống, triện.

Phần lớn các kiến trúc tồn tại đều là sản phẩm thời Lê mạt và Nguyễn sơ. Tòa bái đường và thượng điện là sản phẩm thời Lê mạt song cũng không phải là cùng thời. Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Vân Các, Đại Thành Môn là sản phẩm kiến trúc thời Nguyễn. Nhà tả vu và hữu vu được dựng lại thời Pháp thuộc.

Đi Văn Miếu Quốc Tử Giám nên xin chữ

Trên thực tế rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ khi con em mình đang trong giai đoạn học hành mới cần phải đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để xin chữ. Với mong muốn công việc học tập được thuận lợi và đỗ đạt cao.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tâm linh cho biết: Dù là người đang đi học hay đang đi làm, nếu có tâm thì hãy cứ tới khấn lễ để tâm mình được thanh thản. Xua tan đi những xô bồ trong cuộc sống.

+ Đối với những người đang đi học: Nên xin một số chữ như: Hiếu, Đạt, Thuận, Nhẫn, Trí…

+ Đối với những người đã đi làm và có gia đình có thể tham khảo một số chữ: Hiếu, Đức, Phúc, Lộc, Thọ, Tín,  Tài…

Nếu quý vị đang muốn tới thăm quan và xin chữ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nhưng không rõ thời gian mở và đóng cửa thì có thể xem tham khảo qua khung giờ dưới đây

Thứ 2 đến thứ 6: Mở cửa từ 7h30 – 18h00
Thứ 7, Chủ Nhật: Mở cửa từ 8h00 – 21h00
Địa chỉ Văn Miếu: 58 phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và vào nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của toàn thế giới. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28-4-1962.

Những lưu ý khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích có ý nghĩa cực kì quan trọng, chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử cũng như văn hóa nên du khách khi đến đây tham quan cần lưu ý:

  • Tôn trọng, bảo vệ di tích; không có các hành vi xâm hại đến cổ vật, cảnh quan… như xoa đầu rùa, viết vẽ bậy lên tường di tích, ngồi lên các văn bia tiến sĩ…
  • Trang phục cần phù hợp, gọn gàng sạch sẽ. Vì đây là nơi mang nhiều ý nghĩa về văn hóa nên tránh các trang phục hở hang, trang phục trong nhà. Trong các khu điện thờ không đội mũ, hút thuốc…
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không giẫm lên cỏ, bẻ cành hái hoa, câu cá…
  • Thực hiện việc dâng hương, hành lễ đúng theo quy định của ban quản lý; không có các hành vi khiếm nhã, nói tục, gây mất trật tự an ninh; không lợi dụng tín ngưỡng, cúng bái để hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo.
  • Lưu ý việc quay phim tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của ban quản lý.
  • Thể hiện đúng thuần phong mỹ tục khi đến các di tích mang tính lịch sử

Hy vọng thông qua những chia sẻ chúng tôi trên đây du khách sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khi du lịch đến Hà Nội và tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám.


Du lịch gần Hà Nội bằng xe máy: Khám phá những điểm đến hấp dẫn

Đi phượt là sở thích của hầu hết giới trẻ hiện nay. Đi phượt để khám phá, thích mạo hiểm, thỏa mãn đam mê, du lịch thậm chí là tìm "gấu" cho mình. Để giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm địa điểm vui chơi ở Hà Nội. Chúng tôi xin tổng ...

Địa điểm vui chơi cuối tuần dành cho sinh viên ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm thành phố của nước ta, không chỉ là nơi phát triển về mặt kinh tế mà về mặt vui chơi giải trí cũng rất để bạn cần phải quan tâm, khi bạn có cơ hội là sinh viên thì không được cho phép ở nhà, bạn hãy cùng những người ...

Hướng dẫn đi từ Hà Nội tới Tam Đảo nhanh nhất

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo. Nằm ...

Hướng dẫn đường từ Hà Nội đến Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A ...

Kinh nghiệm đi từ Hà Nội đến núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ để thử thách bản thân cũng như cắm trại dã ngoại, thư giãn dịp cuối tuần. Giờ hãy cùng cho thuê xe máy Văn Chính tìm hiểu kinh nghiệm đi núi Hàm Lợn để có sự chuẩn bị thật tốt nhé! Nếu ...

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa lâu đời tại Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước Việt hiện được bảo tồn và đón khách tham quan ngay trong lòng Hà Nội. Du lịch Thủ đô không thể không tới thăm khu di tích này. Là một trong những quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam, ...