Bản Đồ Zalo

Đi du lịch Hà Nội – Cách chuẩn bị và những điểm cần chú ý

Trang chủ » Blog » Khám Phá » Cẩm Lang » Đi du lịch Hà Nội – Cách chuẩn bị và những điểm cần chú ý

Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội từ xa xưa đã được các triều đại phong kiến chọn làm nơi đặt kinh đô của đất nước. Trải qua hơn 1000 năm văn hiến, ngày nay vùng đất này tiếp tục giữ vai trò thủ đô của Việt Nam. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến Hà Nội du lịch để tham quan những khu phố cổ, những công trình kiến trúc độc đáo cũng như thưởng thức những món ẩm thực vang danh thế giới… Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên Hà Nội thường “gây khó khăn” cho nhiều du khách.

Hà Nội mộc mạc với dãy phố cổ đã ươm màu dòng thời gian xưa cũ, Hà Nội nhộn nhịp tiếng còi xe lúc tan tầm cao điểm, Hà Nội nên thơ nhũng buổi chiều trở gió mát lành bên hồ, và có một Hà Nội dễ thương đến độ mới nhìn đã trót phải lòng. Làm người khách du lịch mỗi lần đến Hà Nội đều không khỏi xốn xang, cứ thế lần lữa chẳng muốn rời đi. Hà Nội bốn mùa, 12 tháng hoa, đặt chân tới lúc nào cũng có những bất ngờ nhỏ đang đón chờ. Và để chuyến hành trình khám phá địa điểm vui chơi Hà Nội luôn diễn ra hoàn hảo nhất, có những lưu ý ‘be bé’ mà du khách nhất định phải nhớ.

Nên đến tham quan Hà Nội vào mùa nào trong năm?

Thời tiết tại Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với những đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Du lịch Hà Nội
Du lịch Hà Nội

Với nhiều người, Hà Nội dường như mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng có điểm đáng nhớ. Tuy nhiên, nếu không phải muốn trải nghiệm cái rét, cái nóng thì tốt nhất du khách nên đi du lịch Hà Nội vào mùa thu (khoảng tháng 9 đến tháng 11). Thời gian này thời tiết Hà Nội tương đối dễ chịu, cảnh vật thiên nhiên cũng vào giai đoạn đẹp nhất trong năm.

Nằm trong vùng nhiệt đới nên hàng năm Hà Nội nhận được một lượng lớn bức xạ nhiệt từ Mặt Trời và lượng mưa trung bình khá lớn. Đặc trưng rõ nét nhất của khí hậu Hà Nội là sự phân biệt giữa hai mùa nóng, lạnh.

Thông thường, mùa nóng và mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9; còn mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa hai mùa nóng, lạnh lại có thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10.

Hà Nội hầu như mùa nào cũng đẹp, cũng lãng mạn với nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách tìm đến tham quan

Chính vì thế mà Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mặc dù số tháng giữa các mùa không đều nhau. Bốn mùa này luân phiên thay đổi tạo cho Hà Nội nhiều màu sắc độc đáo và ấn tượng.

Phương tiện di chuyển ở Hà Nội

Xe Đạp: Đi xe đạp là đôi khi hơi mất thời gian, nếu thời tiết xấu có thể đem lại những ảnh hưởng không tốt. Những khu vực xung quanh Hồ Tây, phố cổ, đường Thanh Niên, đường Hoàng Hoa Thám xuất hiện rất nhiều dịch vụ cho thuê xe đạp với giá thuê từ 80.000 – 100.000 đồng/buổi.

Phương tiện di chuyển ở Hà Nội
Phương tiện di chuyển ở Hà Nội

Xe máy: Trước khi quyết định sử dụng xe máy là phương tiện đi lại an toàn, giá rẻ tại Hà Nội, bạn nên đảm bảo về độ an toàn của xe, tức là xe vẫn còn được sử dụng tốt. Thuê xe máy tại Hà Nội rất đơn giản. Bạn có thể liên hệ gọi trực tiếp dịch vụ cho thuê xe. Giá một chiếc xe khoảng 100.000 – 150.000 VND/ ngày.

Taxi: Cho một chuyến du lịch thoải mái, bạn có thể chọn di chuyển bằng taxi. Các hãng taxi phổ biến ở Hà Nội là Mai Linh (SĐT: 024.38.222.666), Taxi Group (SĐT: 024.38.26.26.26), V20 (SĐT: 024.38.20.20.20)

Xích lô: Một hình ảnh đặc trưng của phố cổ chính là chiếc xích lô vẫn còn được giữ lại để phục vụ du lịch. Bạn có thể dễ dàng bắt xích lô khi ở phố cổ, dạo vòng quanh những con phố nhỏ trong lúc nghe những câu chuyện thú vị từ bác xích lô.

Xe điện: Một hình thức thú vị để tham dạo chơi quanh Hà Nội khá thuận tiện khác là xe điện. Vé xe được bán tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm với giá 15.000 VND/ chuyến 15 phút.

Đi du lịch Hà Nội nên mang theo gì?

Quần áo: Trước khi đi du lịch Hà Nội, bạn nên xem dự báo thời tiết để chuẩn bị quần áo, tư trang nhé!Nếu du lịch Hà Nội vào màu hè, nhiệt độ rất rất nóng và oi ả. Bạn nên mang đồ mỏng, thoáng một chút mặc sẽ dễ chịu.

Còn  mùa đông sẽ lạnh thấu xương, các bạn ở miền Nam lại coi đây là dịp tốt để mặc những chiếc áo bông và phụ kiện dễ thương mà trong Nam không có cơ hội được diện.

Tiền bạc & Giấy tờ: Bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt, cầm theo thẻ ATM hoặc thẻ visa bởi thủ đô không hề thiếu cây ATM.

Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, các loại thẻ tùy thân, voucher/coupon/vé dành cho các dịch vụ cần thiết…

Thuốc chống say, đau đầu…: Các loại thuốc để chống say xe, máy bay thôi, đề phòng trường hợp sự cố bất ngờ xảy ra  Bởi hiệu thuốc ở Hà Nội không thiếu.

Đồ Điện Tử:Để có thể lưu giữ những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ hay để thư giãn và có thể giải quyết công việc từ xa bạn nên mang theo một số vật dụng sau:
– Bản đồ
– Máy chụp ảnh, pin, sạc, thẻ nhớ
– Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
– Đồ sạc pin cho điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop, Ipad.
Lưu ý: Bạn nên xếp gọn trong túi chống thấm nước.

Nên đặt khách sạn ở đâu Hà Nội ?

Tùy thuộc vào nhu cầu, nghỉ dưỡng hay du lịch tham quan, địa điểm mà bạn muốn tới…mà các bạn hãy lựa chọn cho mình những khách sạn phù hợp nhất. Hiện nay, có 3 khu vực khách sạn được du khách lựa chọn nhiều nhất khi du lịch Hà Nội tự túc đó là: Khu vực quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Cầu Giấy, Quận Thanh Xuân, Quận Đống Đa, quận Tây Hồ, Quận Long Biên hay Khu vực Phố Cổ. Dưới đây là một số khách sạn bạn có thể tham khảo:

Nên đặt khách sạn ở đâu Hà Nội
Nên đặt khách sạn ở đâu Hà Nội
  • Eclipse Legend Hotel– Số 36 Hàng Vôi – Quận Hoàn Kiếm – Giá thấp nhất 53,68 USD.
  • Apricot Hotel – 136 Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Giá thấp nhất 98,99 USD.
  • Somerset Grand Hanoi Serviced Residences – Số 49, Phố Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Giá thấp nhất 122,88 USD.
  • Angel Palace Hotel – 173 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Giá thấp nhất 34,39 USD.
  • Spring Flower Hotel – 45 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Phố Cổ, Hà Nội – Giá thấp nhất 45,44 USD.
  • Fraser Suites Hanoi – 51 Xuân Diệu, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Quận Tây Hồ, Hà Nội – giá thấp nhất 95,08 USD.
  • Sofitel Plaza Hanoi Hotel – Số 1, Đường Thanh Niên, Quận Ba Đình, Quận Tây Hồ, Hà Nội – giá thấp nhất 144,00 USD.
  • Số 50, Phố Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giá thấp nhất 45,16 USD.
  • Số: 27 Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Quận Đống Đa, Hà Nội. (Giá thấp nhất 34,65 USD).

Xem thêm: Homestay giá rẻ tại Hà Nội.

Các món ăn đặc sản của Hà Nội

Bánh Cuốn: Để thưởng thức món bánh cuốn: Các hàng bánh cuốn bạn nên ghé: bánh cuốn Thanh Vân (14 Hàng Gà), quán bà Hoành (66 Tô Hiến Thành), quán An Quang (Hàng Bồ), 26 Đào Duy Từ, 68 Hàng Cót..

Chả cá lã Vọng: Để thưởng thức chả cá Lã Vọng: Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá. Quán thường mở cửa vào 11:00 AM – 02:00 PM | Chiều: 05:00 PM – 09:00 PM. Giá ở đây cũng khá “mềm”, chỉ từ 30.000đ – 66.000đ/ 1 tô.

Bún Chả: Có khá nhiều quán bún chả nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng sẽ rất thú vị nếu bạn cùng ăn chung quán với người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ Obama đúng không nào. Hãy ghé quán bún chả Hương Liên (đường Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng).

Bún Thang: Địa chỉ quán bún thang nổi tiếng nhất ở Hà Nội: Quán bà Đức (48 Cầu Gỗ), 32 Cầu Gỗ, quán ở giữa phố Lương Văn Can, quán nhỏ trong ngõ Hạ Hồi, ngõ Hàng Chỉ, quán ở đầu nhà D2 Giảng Võ.

Bánh Cốm: Bạn có thể mua bánh cốm hảo hạng để làm quà tại phố Hàng Than (ở đây có nhiều cửa hàng san sát nhưng xuất sắc nhất là cửa hàng Nguyên Ninh số nhà 11). Ngoài ra, bạn có thể mua cốm xào ở quán Quà quê phố Đinh Liệt.

Những điều cần lưu ý khi đến Hà Nội

Du lịch Hà Nội vào mùa hè nên chọn trang phục gọn nhẹ, thấm mồ hôi vì thời tiết lúc đó rất nóng bức. Ngược lại nếu đến Hà Nội vào mùa đông nên mang theo áo khoác, trang phục lạnh vì nhiệt độ có khi xuống dưới 10 độ.

Bỏ túi ngay bài viết: Tổng hợp khu du lịch sinh thái gần Hà Nội.

Ở Hà Nội có rất nhiều đền, chùa nên các bạn ở trong Nam đi du lịch Hà Nội nên mặc trang phục kín đáo, không mặc váy ngắn, quần short… đến những nơi linh thiêng hoặc vào thăm lăng Bác.Phố cổ Hà Nội như một mê cung, đi đến đây tốt nhất bạn nên mang theo một tấm bản đồ du lịch.

Khi mua sắm tại những khu chợ bạn nên trả giá, người bán hàng tại Hà Nội nhiều khi khó tính và không được lịch sự bởi thế nếu bạn chỉ có ý định xem mà không mua thì nên đi vào buổi chiều. Vì vào buổi sáng họ kiêng hỏi mà không mua, họ quan niệm như thế là xui cho cả ngày.

Nếu bạn nói giọng miền Nam rất dễ bị cho một cái giá “miền Nam”. Như kiểu “cho con một tô Phở” thì giá sẽ cao hơn với “cho cháu một bát Phở”. Hay những người xe ôm già sẽ gắt gỏng… đây là những kinh nghiệm thực tế mà bạn bè tôi ở trong Nam kể lại. Tuy nhiên nếu bạn biết trước và coi nó là một lẽ tự nhiên thì sẽ thoải mái hơn. Hãy cứ cười với họ, đừng tỏ ra gay gắt bạn nhé!

Địa điểm du lịch Hà Nội

Hà Nội có rất nhiêu địa điểm du lịch để bạn ghé thăm, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời gian bạn ở lại và tài chính. Bên dưới đây tôi sẽ liệt kê một vài địa điểm để bạn tham khảo, còn lịch trình tôi sẽ gợi ý ở phần cuối bài:

Địa điểm văn hóa:Hà Nội có rất nhiều địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây, phố Cổ.

Địa điểm lãng mạn: cầu Long Biên, hồ Gươm, hồ Tây, bãi đá sông Hồng, công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ.

Địa điểm vui chơi: nhà thờ lớn. Trà đá vỉa hè ở bất cứ đâu. Bia hơi Tạ Hiện, café bờ hồ (Hồ Hoàn Kiếm), cafe Lâm, bar cỏ dành cho dân bụi ở Phố Cổ, Vincom Bà Trị, Vincom Maga Mall Royal city (Nguyễn Trãi), công viên nước Hồ Tây, rạp chiếu phim quốc gia, The Garden Mễ Trì.

Các địa điểm du lịch gần Hà Nội

  • Làng gốm Bát Tràng (cách Hà Nội 15km về phía Long Biên).
  • Làng cổ Đường Lâm (cách Hà Nội hơn 30km về phía Hà Tây, đi lối Nhổn hoặc đại lộ Thăng Long).
  • Thành Cổ Loa (nằm ở phía huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km).
  • Vườn quốc gia Ba Vì (Nằm ở phía Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km).
  • Tây Thiên thiền viện & Tam Đảo (cách Hà Nội 50km về phía Vĩnh Phúc).
  • Chùa Hương (cách Hà Nội khoảng 50km).

Hay bạn xem thêm và khám phá: Những Bảo tàng nên ghé thăm khi đến Hà Nội .

Ô Quan Chương – Phố Cổ

Kinh thành Thăng Long xưa là một đô thị sầm uất, là kinh đô của nước ta dưới các triều đại khác nhau vì vậy hệ thống thành lũy, các công trình lăng tẩm, đền đài rất nhiều và có quy mô khá lớn. Trải qua bao biến cố lịch sử và thời gian, những dấu tích của một kinh đô xưa đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại một số công trình tiêu biểu, trong đó có Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chương
Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng còn được biết đến với cái tên Ô Đông Hà, được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông (1749), nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long, cách bến sông Hồng xưa chỉ khoảng 80 mét nên thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán từ các vùng khác với kinh thành. Tên gọi Ô Quan Chưởng là để tưởng nhớ công lao và sự hi sinh cao cả của một viên quan Chưởng Cơ đã cùng 100 binh lính nhà Nguyễn quyết tâm chiến đấu chống quân Pháp đến cùng khi chúng tấn công Hà Nội ngày 20/11/1873 qua cửa ô Đông Hà.

Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm trên ngã tư Hàng Chiếu – Đào Duy Từ, vẫn hiên ngang giữa lòng phố cổ Hà Nội như một bằng chứng sống cho tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. Tuy không còn giữ nguyên được nét cổ kính ngày nào nhưng Ô Quan Chưởng vẫn luôn là biểu tượng của kinh thành xưa cũ, không chỉ mang vẻ đẹp về mặt kiến trúc mà còn mang đậm ý nghĩa về mặt lịch sử về thủ đô ngàn năm văn hiến.

Nhà cổ 87 Mã Mây – Phố Cổ

Nhà cổ 87 Mã Mây là một trong số ít những ngôi nhà được Thành phố Hà Nội bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội. Đây là một trong những địa chỉ văn hóa mà du khách khó bỏ qua khi đến phố cổ Hà Nội.

Nhà cổ 87 Mã Mây - Phố Cổ
Nhà cổ 87 Mã Mây – Phố Cổ

Ngôi nhà 87 Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6m2, được xây dựng vuông góc với đường phố, chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Ngôi nhà đã thay đổi chủ nhiều lần. Năm 1945, một thương gia bán thuốc bắc mua lại ngôi nhà. Từ năm 1954 đến năm 1999, có 5 gia đình sinh sống tại đây.

Điều khiến cho du khách khi đến phố cổ Hà Nội khó có thể bỏ qua việc tham quan ngôi nhà 87 Mã Mây, là ngoài việc được tìm hiểu không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của một ngôi nhà phố của Hà Nội xưa, thì ngôi nhà 87 Mã Mây cũng là một trong những địa chỉ thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa.

Ban ngày, nhà cổ 87 Mã Mây mở cửa hàng ngày để tiếp khách du lịch và có thể giải đáp những thắc mắc của du khách. Buổi tối, nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi hát ca trù do giáo phường Thăng Long biểu diễn. Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân phố cổ cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.

Đền Bạch Mã – Phố Cổ

Với hơn một nghìn năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất của thủ đô Hà Nội. Lễ hội đền Bạch Mã diễn ra vào ngày 12 – 13/2 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn của thần Long Đỗ. Du khách có thể đến tham quan, lễ đền vào đúng dịp lễ để cầu may cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, đền Bạch Mã mở cửa hàng ngày, du khách có thể đến tham quan bất cứ lúc nào. Giờ mở cửa là từ 8h – 11h và từ 14h – 20h hàng ngày.

Đền Bạch Mã - Phố Cổ
Đền Bạch Mã – Phố Cổ

Đền Bạch Mã là một trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa,nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã là ngôi đền lớn, được nhiều triều đại trùng tu tôn tạo. Đền được xây theo hình chữ “Tam”, bên ngoài là phương đình tám mái, có một tam bảo và hơn 13 hoành phi. Hoạ tiết bài trí trên các ô cửa đền gần gũi với phong cách kiến trúc của phương đình tại Hội Quán Quảng Đông ở Hội An.

Ngoài ra, đền Bạch Mã còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị như bức hoành phi “ Đông trấn linh từ”, Cỗ Long ngai, đồ thờ gồm các vũ khi thời cổ xưa như xích, đao, câu liêm,..được chạm khắc tinh xảo. Hay lưu giữ nhiều bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, Vào sâu bên trong đền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kết cấu kiến trúc là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn…

Phố Tây Hà Nội – Hoàn Kiếm

Nếu ở Sài Gòn có phố Tây Bùi Viện nổi tiếng, cố đô Huế tự hào với phố không ngủ Phạm Ngũ Lão thì Tạ Hiện hội tụ tất cả vẻ đẹp về đêm của Hà thành. Tạ Hiện được mệnh danh là điểm đến đáng giá nhất Hà Nội, là khu phố giao thoa giữa văn hóa Á – Đông, vừa thấm đẫm nét hiện đại, phóng khoáng, vừa phảng phất dư vị cổ xưa, kín đáo.

Phố Tây Hà Nội - Hoàn Kiếm
Khu Phố Cổ Hà Nội

Với những nếp nhà chật hẹp với mái ngói nâu cổ kính, con đường nhỏ dài hơn trăm mét gập ghềnh, Tạ Hiện vẫn giữ trọn vẻ đẹp cổ xưa của Hà thành hàng trăm năm về trước. Phố Tây Tạ Hiện được xây dựng dựa trên công trình kiến trúc kiểu Pháp với hàng chục ngôi nhà hai tầng liền kề nhau cùng một thiết kế đồng nhất, mang âm hưởng vẻ đẹp đầu thế kỷ 20. Kiến trúc kiểu Pháp đã tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, trầm mặc nhưng vô cùng quý phái, trang trọng của khu phố trứ danh này.

Điểm độc đáo ở Tạ Hiện không thể không nhắc tới là những quán pub, quán bar sôi động như Hay Bar, 1900 Le Theater Bar,… Du khách có thể sống trọn trong những phút giây thăng hoa cùng âm nhạc bên chén rượu say nồng thú vị. Đây chính là những địa điểm vui chơi, giải trí thu hút nhất tại con phố này. Không chỉ là nơi hội tụ những màn trình diễn hot nhất hiện nay, các câu lạc bộ về đêm còn thu hút giới trẻ bởi không gian hiện đại, sống động với hệ thống âm thanh, ánh sáng.

Chợ Đồng Xuân – Hoàn Kiếm

Nhắc đến Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến chợ Đồng Xuân, một biểu tượng và địa điểm tham quan mua sắm thú vị của thủ đô. Được xây dựng từ năm 1889 dưới thời nhà Nguyễn, Chợ Đồng Xuân không chỉ là khu mua sắm sầm uất lớn nhất ở Hà Nội mà còn là một địa danh lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Ngày 14/2/1947, chợ Đồng Xuân chính là nơi diễn ra trận đánh ác liệt nhất và là trận đánh lớn của quân, dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến.

Chợ Đồng Xuân - Hoàn Kiếm
Chợ Đồng Xuân – Hoàn Kiếm

Là khu chợ đầu mối chủ yếu bán buôn ở khu vực miền Bắc, chợ Đồng Xuân bao gồm một tòa nhà 3 tầng và có 5 vòm cửa trên diện tích hơn 6,500 mét vuông. Tại chợ bày bán đa dạng và phong phú các loại mặt hàng như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ chơi, vải vóc với các hoạ tiết truyền thống,… Ngoài ra, bên ngoài chợ còn có các sạp hàng bày bán bánh kẹo, đồ lưu niệm, thức ăn,…

Ngoài ra, cạnh chợ Đồng Xuân có Ngõ Đồng Xuân, là nơi tập trung cực kì nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống. Đây sẽ là nơi bạn không thể bỏ qua nếu muốn khám phá ẩm thực Hà Nội. Chắc chắn sẽ tìm thấy rất nhiều món ăn ngon, bổ, rẻ như cháo sườn, bún chả, bánh tôm, miến lươn, chè,… đảm bảo sẽ vừa ưng cái bụng mà không lo xẹp ví. Vào buổi tối thứ 6, 7 và Chủ nhật cuối tuần, trước cổng chợ Đồng Xuân còn có cả cả phiên chợ đêm nữa.

Phố bích họa Phùng Hưng

Đến du lịch Hà Nội bạn đừng quên ghé qua con phố bích họa nơi đây, để thưởng lãm các tác phẩm đã truyền tải thành công thông điệp về Thủ đô Hà Nội. Một Hà Nội ngàn năm văn hiến đang đứng trước những đổi thay to lớn. Song, nơi đây vẫn luôn gìn giữ những truyền thống và tinh hoa văn hóa, để ghi dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam.

Phố bích họa Phùng Hưng
Phố bích họa Phùng Hưng

Chỉ với chiều dài con phố hơn 200m, phố bích họa Phùng Hưng được cho là địa điểm giao lưu văn hóa, kết nối với không gian chợ Đồng Xuân, phố Hàng Mã, Hàng Lược. Có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống được tổ chức tại nơi đây. Phố bích họa Phùng Hưng cũng là nơi kết nối lịch sử và ký ức của Hà Nội.

Vào cuối tuần, các em nhỏ có thể cùng gia đình đến nơi đây để chơi các trò chơi dân gian. Các cụ già thì đến ngắm tranh, và hoài niệm về những ngày xưa ấy. Còn các bạn trẻ rủ nhau chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi trẻ. Ngoài ra, nơi đây cũng có bày những bàn uống trà và một số loại bánh kẹo truyền thống như: bánh xu xê, kẹo lạc… cho khách du lịch Hà Nội đến nghỉ chân và chụp ảnh. Phố bích họa Phùng Hưng đã góp phần tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản đô thị của khu phố cổ, đồng thời tạo không gian công cộng mới cho nhân dân, khách du lịch Hà Nội gần xa.

Aeon Mall Long Biên

Địa chỉ Aeon Mall Long Biên: Số 27, đường Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội. Cách Hồ Hoàn Kiếm – trung tâm thành phố Hà Nội 5km về phía đông. AEON MALL Long Biên là TTTM quy mô lớn thứ 3 và đầu tiên ở thủ đô Hà Nội của tập đoàn AEON tại Việt Nam. Đây là một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích. Vì trung tâm thương mại có diện tích quá lớn nên việc tìm kiếm khu vui chơi, siêu thị với những khách tham quan Aeon Mall hết sức khó khăn.

Aeon Mall Long Biên
Aeon Mall Long Biên

Aeon Mall Long Biên chia làm 4 tầng với các tiện ích được phân chia theo từng khu vực. Tầng 1 là chuỗi cửa hàng bách hóa, siêu thị, các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm. Tầng 2 được thiết kế thành một không gian riêng với khu vui chơi trẻ em lớn nhất Hà Nội cùng các thương hiệu mua sắm dành riêng cho trẻ nhỏ.

Những người yêu thích ẩm thực sẽ không thể bỏ qua với không gian đa dạng, mang hương vị đặc biệt từ nhiều quốc gia nằm ở tầng 3. AEON MALL còn có cụm rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam CGV, khu Bowling hiện đại ở tầng trên cùng.

Đến với Aeon Mall các bạn sẽ được thỏa sức tham gia nhiều trò chơi thú vị, bổ ích, được tham quan mua sắm nhiều món đồ độc đáo. Các bậc phụ huynh có thể hòa mình cùng với con em mình trong quá trình vui chơi, những đôi yêu nhau có thể đi dạo tham quan khu mua sắm, du khách xa gần có thể check-in, tạo kiểu ở những không gian trang trí độc đáo.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Cầu Long Biên đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng nhất của dân tộc hai cuộc kháng chiến lớn nhất của dân tộc ta chính là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Cầu Long Biên
Cầu Long Biên

Cầu Long Biên chắc là cây cầu gắn với những kỉ niệm, cây cầu mà những bạn trẻ thường chạy xe ra dừng lại hóng gió một ngày hứng lên hay ngày nào đó cảm thấy bí bách cần một không gian thoáng đãng để thở. Cây cầu cũng là nơi các bạn sinh viên vẫn hay tụ tập ngồi lại đàn hát vui vẻ, là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi trẻ của chúng ta.

Bãi đá sông Hồng chắc không còn là địa điểm lạ lẫm gì đối với giới trẻ bởi nơi đây là điểm chụp quen thuộc của rất nhiều người, khung cảnh bao la, xanh bát ngát rộng lớn chắc chắn sẽ khiến bạn có những bức hình đẹp tựa như đang ở thảo nguyên nào đó vậy. Từ cầu Long Biên, bạn di chuyển xuống khu vực dưới chân cầu, đi sâu vào bên trong những con đường bị che khuất bởi cây cối phía dưới, hỏi đường người dân ở đây sẽ chỉ cho bạn đến địa điểm bãi đá sông Hồng nổi tiếng nhé.

Khu du lịch sinh thái cánh buồm xanh – Gia Lâm

Cánh Buồn Xanh là khu du lịch sinh thái nổi tiếng, trở thành địa điểm dã ngoại của nhiều gia đình, trường học. Nếu bạn đang có dự định đưa bé nhà mình tới đây để vui chơi dịp cuối tuần, không nên bỏ qua những hướng dẫn đi khu du lịch sinh thái Cánh Buồm Xanh 1 ngày dưới đây nhé.

Khu du lịch sinh thái cánh buồm xanh - Gia Lâm
Khu du lịch sinh thái cánh buồm xanh – Gia Lâm

Khu du lịch Cánh Buồm Xanh – Nam Hồng nằm ở vùng ngoại ô Hà Nội, gần con sông Thiếp thơ mộng. Khu du lịch có rất nhiều dịch vụ giải trí như sân golf, tennis, bóng đá,… Ngoài ra thì nơi đây còn có hội trường lớn chứa được 1800 người, hội trường nhỏ chứa 1600 người, sân cỏ chứa 5000 người… Khu du lịch này còn có 26 phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi. Bên cạnh đó nhà hàng tại khu sinh thái Cánh Buồm Xanh phục vụ hơn 300 món ăn, đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực của du khách.

Khu sinh thái Cánh Buồm Xanh ở đâu? Tọa lạc ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội, khu du lịch sinh thái Cánh Buồm Xanh là khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng được khai trương vào tháng 9 năm 2016. Đây cũng là điểm đến lí tưởng cho các bạn nhỏ và các bạn sinh viên tới du lịch và tổ chức các hoạt động nhóm.

Bạn sẽ được khám phá những trò chơi thú vị hấp dẫn như:

  • Mê cung cỏ
  • Lễ hội té nước ở Bể Vầy
  • khám phá vườn Khủng Long
  • Chơi các trò chơi Sasuke
  • Đá bóng tại sân bóng mini
  • Các gian hàng chợ quê và tham gia những trò chơi dân gian.

Hoàng thành Thăng Long – Ba Đình

Hoàng Thành Thăng Long nay thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.

Hoàng thành Thăng Long - Ba Đình
Hoàng thành Thăng Long – Ba Đình

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

Khu di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi các tuyến đường : phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội, phía Tây Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội và cuối cùng phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương. Đây là địa điểm tham quan chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội – Ba Đình

Cột cờ Hà Nội còn được có cái tên khác là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và nay nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ.

Cột cờ Hà Nội - Ba Đình
Cột cờ Hà Nội – Ba Đình

Được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn để làm đài quan sát. Cột cờ Hà Nội là địa điểm được nhiều người dân thủ đô cũng như du khách quốc tế ghé thăm khi đi du lịch Hà Nội, chụp ảnh lưu niệm. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến đây chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính

Toàn bộ Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, tính cả trụ treo cờ thì là 44m. Ở đây được tham quan cả khu ngoài trời và trong nhà. Ở bên trong rất rộng rãi, thoáng mát, trưng bày súng và những tượng của những người anh hùng.

Các tầng đế Cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội. Điều đặc biệt là trong những ngày nóng nhất của Hà Nội, nhiệt độ bên trong của Cột cờ luôn mát mẻ.

Địa chỉ: Cột cờ nằm trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.
Giá vé: 20.000 đồng/người.

Rạp chiếu phim Quốc gia – Đống Đa

Nhắc rạp chiếu phim thì phải kể đến rạp chiếu phim Quốc gia Việt Nam, là rạp chiếu phim lâu đời của cả nước nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng. Chưa kể rạp quốc gia luôn có mức giá vé ưu đãi hấp dẫn hơn so với các rạp khác, giúp chúng mình có thể thoải mái xem phim với chi phí eo hẹp. Ngoài ra vào các dịp Liên hoan phim, rạp còn chiếu những suất phim miễn phí, nếu muốn xem thì bạn hãy nhanh tay đặt vé nhé.

Rạp chiếu phim Quốc gia - Đống Đa
Rạp chiếu phim Quốc gia – Đống Đa

Đây là một trong số những rạp phim đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở nước ta. Không gian rộng rãi, thoáng mát với bãi đỗ xe có sức chứa lớn nằm ngay bên ngoài rất thuận tiện là điểm cộng cho trung tâm chiếu phim Quốc gia.

Rạp chiếu gồm có 10 phòng chiếu, chuyên trình chiếu những thể loại phim như: phim 2D, phim 3D, phim 4D. Ngoài ra, rạp còn tích hợp với khu trưng bày điện ảnh, tổ chức sự kiện và biểu diễn nghệ thuật cùng các dịch vụ giải trí thư giãn khác.

Với 100k để đi chơi với bạn bè thì đi quanh Hà Nội này chỉ có rạp phim là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn, giá vé phim rẻ nhất ở đây là 40.000đ/vé và số tiền còn dư lại bạn có thể dùng để “giải quyết” bữa trưa. Ngoài nhà hàng thì bên trong rạp chiếu phim còn tích hợp nhiều dịch vụ giải trí khác: siêu thị sách, quán cafe, siêu thị điện máy, khu vui chơi games.

Chùa Trấn Quốc – Tây Hồ

Nằm ở phía đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý – Trần, chùa Trấn Quốc giờ đây trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn của thủ đô, thu hút rất đông du khách tới thăm quan và lễ bái mỗi năm. Đặc biệt, năm 2016, chùa Trấn Quốc đã lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc

Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. Qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Trấn Quốc vẫn nằm đó uy nghi, mang nét yên bình mà cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập. Hàng năm, chùa thu hút rất đông phật tử thập phương, du khách trong và ngoài nước đến dâng hương, lễ phật cũng như vãn cảnh chùa.

Phủ Tây Hồ

Khi nhắc đến những nơi chốn linh thiêng tại Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Phủ Tây Hồ. Nơi đây không chỉ thu hút du khách vào những ngày lễ chính của Phủ mà còn vào mỗi dịp đầu xuân năm mới. Phủ Tây Hồ nằm ngay trên một bán đảo giữa Hồ Tây Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 4 km về hướng Tây. Phủ Tây Hồ có địa chỉ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ

Nơi đây là nơi nổi tiếng với lễ cầu may, nhiều người đi lễ Phủ Tây Hồ đầu năm cầu mong sự may mắn, an bình sẽ đến với người thân, gia đình mình. Đặc biệt vào Tiệc mẫu Phủ Tây Hồ tháng 3 và tháng 8, số lượng người đến cầu may càng tăng lên một cách nhanh chóng. Bên cạnh cầu may mắn, đi Phủ Tây Hồ cầu tài lộc cũng là mục đích của nhiều du khách khi đến với nơi đây.

Vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Phủ Tây Hồ sẽ rất đông với hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày. Đặc biệt vào mồng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân đầu năm sẽ hợp lý hơn là đi vào những ngày trong Tết. Phủ Tây Hồ Hà Nội không chỉ thu hút bởi nét kiến trúc độc đáo cùng hệ thống ban thờ Mẫu đặc trưng mà còn ở sự linh thiêng, đem lại may mắn cho người cầu của nơi đây.

World Games Melinh Plaza – Hà Đông

Nơi này trên tầng 4 của tòa nhà thương mại Melinh Plaza đường Tô Hiệu, thiên về nhiều trò game lý thú. Nên cuối tuần hay ngày thường bố mẹ có thể đưa con tới đây rèn luyện. Khu vui chơi trẻ em ở Hà Đông này được thiết kế lạ mắt, đẹp độc đáo nên bạn cùng các bé sẽ có khá nhiều cảm hứng khi đến đây. Đừng lo lắng cho các bé nhỏ hơn bởi nơi này cũng có khu đi xe điện đụng, khu vườn cổ tích có nhiều trò phù hợp như đu quay, thú nhún, đèn xoay sắc màu, khu chơi trống.

World Games Melinh Plaza - Hà Đông
World Games Melinh Plaza – Hà Đông

World Games tại tầng 4 Trung tâm thương mại Melinh Plaza đường Tô Hiệu có diện tích gần 1.300 mét vuông. Là trung tâm games có diện tích nhỏ nhất trong 4 chi nhánh của Worldgames nhưng lại sở hữu kiến trúc vô cùng xinh xắn.

Tại đây, khu vui chơi được bố trí thoáng đãng bao gồm:khu xe điện đụng; khu vườn cổ tích dành cho trẻ em ( gồm các trò như tàu điện,súng phun nước, đu quay, góc phố thông thái, nhà đa năng,..) và khu vực games xèng với hàng trăm trò chơi vô cùng phong phú dành cho cả người lớn và trẻ em trong đó có một số trò được các bé rất yêu thích như đánh trống.

Không chỉ cho bé yêu vui chơi mà tới đây gia đình bạn còn có thời gian ăn uống với hệ thống các nhà hàng KFC, BBQ, Pizza, Lẩu, Nướng; xem phim ở Lotteria Cinema và mua sắm tại hệ thống siêu thị Metro thật tiện lợi phải không nào?

Công viên nước Water Fun – Hà Đông

Nằm trong Khu dịch vụ thể thao cây xanh Hà Đông (Trên đường Tô Hiệu, Hà Cầu đi thẳng vào, cạnh sân Golf Hà Đông), Công Viên Phao Nước Khổng Lồ Water Fun chính thức khai chương vào đầu tháng 6/2018, có quy mô rộng tới hơn 15.000m2 quy tụ rất nhiều các trò chơi dưới nước siêu vui, xứng đáng là điểm thư giãn, giải trí lý tưởng… không những phù hợp với thanh thiếu nhi, những bạn trẻ có nhu cầu lấy lại cân bằng và phục hồi sức khỏe sau những giờ lao động vất vả, mà còn đối với cả người lớn tuổi.

Phía bên ngoài Công Viên Phao Nước Water Fun có khuôn viên rộng lớn và khu để xe rộng tới 2000m2 không lo chật chội kể cả trong những ngày lễ hay cuối tuần với lượng khách đông đảo. Water Fun cũng bố trí các quầy canteen với đa dạng các loại nước uống, snack, đồ ăn nhanh, có mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu “nạp năng lượng” của đông đảo khách hàng sau thời gian vui chơi hoạt động…

Với chất lượng dịch vụ hoàn hảo, mức giá hợp lý, Công Viên Phao Nước Water Fun chắc chắn sẽ là một trong những lựa chọn ưu tiên, đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn, giải trí đa dạng của gia đình bạn. Giờ đây, không cần phải đi du lịch quá xa mới có thể thỏa thích nô đùa và tận hưởng cảm giác mát lạnh, một “thế giới nước” đầy hào hứng và nhiều điều bất ngờ đang chờ đón bạn khám phá ngay tại Thủ Đô!

KeangNam Landmark 72 – Cầu Giấy

KeangNam Hà Nội là toà nhà cao nhất Việt Nam, một khu phức hợp khách sạn – văn phòng – căn hộ – trung tâm thương mại nằm trên đường Phạm Hùng, ngay trung tâm khu đô thị mới của thủ đô. Ở trên tầng cao nhất của toà nhà, với độ cao trên 346m, du khách có thể tham gia rất nhiều những trò chơi và trải nghiệm thú vị như ngắm toàn thành phố bằng đài quan sát, chụp ảnh 3D, xem phim và thăm bảo tàng nghệ thuật sống. Bởi thế nên nếu có dịp, các bạn hãy thử đến khu vui chơi đặc sắc độc nhất tại Hà Nội này một lần xem sao nhé!

KeangNam 72
KeangNam 72

Lên đến tầng 72 của toà nhà, các bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh từ trên này nhìn xuống. Cả thành phố Hà Nội rộng lớn thu nhỏ trong tầm mắt, tất cả phố phường cùng những toà nhà biến thành một thế giới mô hình nhỏ bé nằm ngay dưới chân. Một trải nghiệm thực vô cùng thú vị và cuốn hút.

Với số tiền bằng một chiếc vé xem phim vào cuối tuần, bạn có thể chiêm ngưỡng cả thành phố một cách sống động trên độ cao hơn 300m. Đây cũng là một trong những trải nghiệm được yêu thích nhất của mọi người khi đến với KeangNam. Tại đài quan sát không những có thể nhìn bằng mắt thường, trên đây còn được lắp đặt chiếc ống nhòm giúp cho du khách cho thể quan sát 360 độ, chi tiết hơn cảnh vật ở bên dưới.

Mua sắm Siêu thị Big C – Cầu Giấy

Nằm ở địa chỉ 222 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội, siêu thị Big C Thăng Long là một trong những siêu thị lớn bậc nhất nhì tại khu vực này thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi ngày đến thăm quan và mua sắm. Sản phẩm ở Big C Thăng Long hầu hết đều có chất lượng đảm bảo và được đánh giá khá tốt sau rất nhiều năm hoạt động của mình.

 Big C Thăng Long
Big C Thăng Long

Tại đây, khách hàng không chỉ được mua sắm những món đồ cực đa dạng từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép, đồ điện máy mà cả thực phẩm tươi sống và những đồ ăn được chế biến bởi đầu bếp của Big C. Khách hàng ngoài mua sắm còn có thể đến đây vui chơi, thăm thú khu thương mại dịch vụ có diện tích cực rộng rãi này. Nơi đây còn có thể là địa điểm cho trẻ em thoải mái vui chơi trong những ngày nghỉ cùng gia đình mình.

Hoạt động vui chơi giải trí trong siêu thị Big C Thăng Long ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt là khi khu bể bơi trong nhà được thành lập và đưa vào hoạt động. Từ đó, địa điểm này ngày càng thu hút khách hàng đến mua sắm và vui chơi hơn. Giờ đây, Big C không còn là khu mua sắm của người lớn, mà rất nhiều trẻ nhỏ đến đây tham gia những hoạt động vui chơi tại đây. Không chỉ có những hoạt động này, một điểm thu hút khách của Big C nữa đó là những chương trình khuyến mãi, giảm giá. Vào mỗi dịp lễ tết hay cuối tuần.

Khu vui chơi trẻ em Mr Haahoo Times Tower – Thanh Xuân

Mr. Haahoo hướng đến là một khu vui chơi “giáo dục – giải trí” theo tiêu chuẩn quốc tế, “vì trẻ” nên các đồ chơi được thiết kế hoàn toàn dựa trên nhu cầu vui chơi và phát triển thực sự của trẻ, vốn được khoa học chứng minh, chứ không phải những thứ xanh xanh đỏ đỏ, ồn ào mà người lớn nghĩ rằng trẻ con sẽ thích. Và vì thế, hoàn toàn không có các đồ chơi game hay điện tử, xèng mà bất kì đồ chơi nào cũng hỗ trợ trẻ phát triển hết mức về vận động tinh, vận động thô, tương tác, giao tiếp… đúng như triết lí “chơi mà học”.

Khu vui chơi trẻ em Mr Haahoo Times Tower
Khu vui chơi trẻ em Mr Haahoo Times Tower

Mr.Haahoo là một khu giải trí trong nhà cho bé lý tưởng ngày 1-6 với các khu trò chơi được đầu tư kỹ lưỡng gồm: khu siêu thị, khu lego, phòng sự kiện, khu tô tượng, khu nhà bóng, khu câu cá, khu mạo hiểm. Khu vui chơi lấy hình ảnh chú khỉ con ngộ nghĩnh rất đáng yêu, giống như cái tên được lấy cảm hứng từ chính tiếng kêu của chú.

Đến với Mr Haahoo Times Tower sẽ cho bé cảm giác như đang lạc bước trong thế giới của tuổi thơ, bé được tham gia vào nhiều trò chơi khác nhau và được tự tay làm những điều mà mình thích như vẽ tranh, nấu ăn, làm đồ handmade. Tất các các trò chơi tại đây đều mang tính giáo dục cho bé nên bố mẹ cứ yên tâm nha.

Giá vé: 80.000 đồng ngày thường, 100.000 đồng thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

Địa chỉ: Tầng 2, Times Tower 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân Hà Nội.


Du lịch gần Hà Nội bằng xe máy: Khám phá những điểm đến hấp dẫn

Đi phượt là sở thích của hầu hết giới trẻ hiện nay. Đi phượt để khám phá, thích mạo hiểm, thỏa mãn đam mê, du lịch thậm chí là tìm "gấu" cho mình. Để giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm địa điểm vui chơi ở Hà Nội. Chúng tôi xin tổng ...

Địa điểm vui chơi cuối tuần dành cho sinh viên ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm thành phố của nước ta, không chỉ là nơi phát triển về mặt kinh tế mà về mặt vui chơi giải trí cũng rất để bạn cần phải quan tâm, khi bạn có cơ hội là sinh viên thì không được cho phép ở nhà, bạn hãy cùng những người ...

Hướng dẫn đi từ Hà Nội tới Tam Đảo nhanh nhất

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo. Nằm ...

Hướng dẫn đường từ Hà Nội đến Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A ...

Kinh nghiệm đi từ Hà Nội đến núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ để thử thách bản thân cũng như cắm trại dã ngoại, thư giãn dịp cuối tuần. Giờ hãy cùng cho thuê xe máy Văn Chính tìm hiểu kinh nghiệm đi núi Hàm Lợn để có sự chuẩn bị thật tốt nhé! Nếu ...

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa lâu đời tại Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước Việt hiện được bảo tồn và đón khách tham quan ngay trong lòng Hà Nội. Du lịch Thủ đô không thể không tới thăm khu di tích này. Là một trong những quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam, ...